Ráng nhớ những gì sắp quên 06-09-2010 admin

1. RÁNG NHỚ LẠI NHỮNG GÌ SẮP QUÊN

Những gì ở gần ta hàng ngày, ta thấy quen và không cần nhớ. Nhưng khi xa rồi thì ráng nhớ cũng như không. Hàng ngày đi vào trường học, uể oải gần chết, nhất là sau những ngày nghỉ lễ dài sướng ghê đi ngang qua sân trường thân yêu. Có ai nhớ lại trên sân trường của mình có mấy cây Phượng? Dãy lớp mình học có bao nhiêu cửa sổ tổng cộng lại? Rồi nói đến những con đường quen thuộc của nhà mình ở, quẹo ra ngoài đường thì có mấy cây cột đèn đường? Nguyên Quận mình ở có đường nào ngắn nhất? dài nhất?

Dân Hà Nội thường ai oán ngậm ngùi về Thăng Long, Hà Thành… nhưng họ có thể kể hết trọn tên 36 phố phường của họ hay không? Đi xa hơn nữa thì tên Hà Nội kể từ đó đến giờ được bao nhiêu tên?

Thăng Long-Hà Nội là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử nước Việt. Mảnh đất địa linh nhân kiệt này trước khi trở thành thủ đô của nước Đại Việt dưới thời nhà Lý (1010) thật sự là quận khá lớn của nhà Tùy (581-618), rồi đến nhà Đường (618-907) mà kinh đô của Trung Quốc rất là xa lắc xa lơ. Sách vở mất tứ tung, tìm kiếm cũng đủ… vào nhà thương tâm thần cho mà coi. Vậy nói xa nói gần mình có thể nói tên Hà Nội theo giấy tờ và theo miệng dân chúng. Như hiện nay giấy tờ thành phố ghi là thành phố Hồ chí Minh, nhưng tôi khoái gọi tên của tôi là Sài Gòn được không?

1.- Tên Giấy tờ:

1a.- Long Đỗ: truyền thuyết cho rằng Thái Thú Cao Biền (nhà Đường) khi đắp Thành Đại La (vào năm 866) thấy thần nhân hiện lên, rồi xung tên họ là Long Đỗ…. Do đó sử sách còn gọi là thành Long Đỗ. Danh từ này nếu truy nguyên ra từ khi đời vua Trần thuận Tông (năm thứ 10, gọi là năm Quang Thái). Hồ quý Ly muốn soán ngôi vua nên dự định dời kinh đô về đất An Tôn (phủ Thanh Hóa) thì Khu mật Sứ Nguyễn Như Thuyết dâng thư can va nói: “Ngày xưa nhà Chu, nhà Ngụy dời Kinh đô thì muôn sự chẳng lành. Nay đất Long Đỗ ta, có núi Tản Viên, có sông Lô Nhị (tức sông Hồng ngày nay), núi cao sông rộng, đất bằng…” Cho thấy tên HàNội được mọi người gọi là Long Đỗ từ thới Cao Biền đến nhà Trần hiện nay.

2a.- Tống Bình: Đời nhà Tùy (581-618) trước đó nơi hành chánh cai trị của chúng là vùng Long Biên (thuộc Bắc Ninh ngày nay) bị dịch tễ và sốt rết, nên chung quyết định dời về Hà Nội mà chúng gọi là Tống Bình.

3a.- Đại La: đây cũng là tên một thành trì rất kiên cố, xây bằng đá vôi và đá ong, cùng đá tảng từ Cao Biền khởi công. Thành quách này có 3 tầng lớp. Ngoài là thành Đại La, giữa là triều đình Kinh Thành, trong cùng là thành sơn máu tía (màu của vua chúa: Tử cấm thành) dành cho vua và gia đình.

4a.- Thăng Long: tên này nghe khoái nhất, nghĩa là rồng bay lên Trời. Vào năm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra thành Đại La, thuyền vua tạm nghỉ dưới thành, thì thấy rồng vàng hiện lên quanh thuyền vua, rồi bay lên trên không. Nên vua gọi tên là thành Thăng Long. Lúc đó nhà cửa không trên 100 nóc gia?

5a.- Đông Đô: Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi như sau: “Mùa hạ tháng 4 năm Đinh Sửu chọn phó tướng Lê Hán Thương (sau này là Hồ hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô. Đến đời nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô là Thăng Long, Tây Đô là Thanh Hóa”.

6a.- Đông Quan: do quan quân nhà Minh cai trị chúng ta, gọi Đông Quan có nghĩa là nơi cửa quan phía Đông. Năm 1408 quân Minh đánh bại Hồ quý Ly đóng đô ở thành Đông Đô, họ sửa thành ĐôngQuan khi là tờ tấu về triều Minh bên tàu.

7a.- Đông Kinh: tên này nghe quen như tên Nhật Tokyo vậy, nhưng tên này có trước tên Tokyo. Năm 1427 vua Lê Lợi từ cung điện bằng tranh ở Bồ Đề, vào đóng đô ở Đông Kinh và đại xá tội thiên hạ, đặt tên nước là Đại Việt, niên hiệu là Thuận Thiên.

8a.- Bắc Thành: Đời TâySơn Nguyễn Huệ (1787-1802) vì kinh đô đóng ở Phú Xuân (Huế) nên vua gọi Thăng Long là Bắc Thành.

9a.- Thăng Long: vua Gia Long quyết định đóng đô tại Phú Xuân (Huế), cử Nguyễn văn Thành làm Tổng trấn miền Bắc, và chuyển Bắc Thành ra Trấn Thành, và vua cho đổi chữ Long (bộ Rồng ra chữ Long bộ Thịnh, vì vua cho rằng không được xài chữ Long là Rồng dành riêng cho vua mà thôi.)

10a.- Năm 1831 khi Minh Mạng lên ngôi, sửa dời toàn nước cho hớp cách, vua đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện chung qunanh gần đó như huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, phủ Lý Nhân, phủ Thường Tín mà lập thành tỉnh mới.Vua gọi tên mới là Hà Nội.

Nghĩa là tên Hà Nội có khai sinh vào năm 1831 mà thôi, còn Sài Gòn của chúng ta tên lâu đời hơn.

Tên nhân gian gọi:

Câu ca dao của người HàNội nói rằng:

Ta đây: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch, cũng người Tràng An”

Phụng Thành: đầu thế kỷ 16, Trạng Nguyễn giãn Thanh (dân Bắc Ninh) có bài phú rất nổi tiếng tên là: “Phượng Thành xuân sắc phú” nói về cảnh đẹp của ThăngLong.

Long Biên: nơi cai trị của quan lại người Tàu, đời hán, Ngụy Tấn, Nam Bắc triều đóng tại Giao Châu (tên nước Việt của ta trước đó).Vua Tự Đức có câu: “Long Biên tài hướng.”

Long Thành: nhà thơ nổi tiếng Thăng Long bấy giờ viết bài ca ngợi vua Quang Trung chiến thắng vẽ vang tại Đống Đa làm bài thơ đầu đề là: Long Thành quang phục kỹ thực. Danh từ sau này là Quang Phục người ta đặt một tên là Quang Phục Hội là lấy từ điển tích này.

Hà Thanh: nhân vụ quân Pháp bị đầu độc, người ta gọi là vụ án Hà Thành đầu độc.

Người ta còn gọi Thăng Long là Kẻ Chợ (trong sách ghi của những vị giáo sĩ ngoại quốc đi truyền đạo, thường ghi là người kẻ Chợ (đó là Thăng Long vậy)

Thượng Kinh: lấy từ danh từ những người kinh kỳ. (như thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến)

Nói về Quảng Trị:

Mặc dầu mối tình của tôi sớm nở tối tàn, chưa đầy 3 năm thì tình… đội nón ra đi. Nhưng tôi vẫn nhớ hoài mối tình đó, lỗi tại Trời. Nếu lúc đó tôi trúng số cá cặp thì xong rồi, mua giấy hoãn dịch vì bất lực, rồi lấy nàng làm vợ, rồi chiều chiều dẫn nàng ra Chợ Cũ mà mua vàng cho nàng đeo đỏ tay, còn mình thì vô Phú Thọ đánh cá ngựa lựa tên Tuyết Tuyết Hồng Hồng là có lúc trúng cá. Tôi thì nói vàng chợ Cũ tốt hơn vì ba Tàu làm mà, nàng thì nói vàng ở gần chợ Bến Thành, tiệm 2 con cọp là chánh gốc vàng của làng… Cái Môn, Đại Lược.

Số không trúng, không giàu, và không bất lực nên đủ sức khỏe để đi quân dịch ngon lành chưa? Mất nàng, đánh giặc không sợ chết thế mới oai không? Nàng nói nhiều về làng của nàng ở Quảng Trị tên là Cái Môn hay là Kế Môn? Nghe Cái Môn thì có lý hơn, vì quê tôi xuống miệt Vĩnh Long rồi đến làng Cái Mơn gái đẹp mơm mỡn thấy muốn trốn quân dịch luôn.

Làng Kế Môn, thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, Huế, nghề làm kim hoàn nổi tiếng trên 300 năm nay. Vị tổ của làng là ông Cao đình Độ (người làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa). Thợ làm vàng Kế Môn từng được vua Quang Trung rồi triều đình Nguyễn trọng dụng. Họ để lại biết bao nhiêu công lao khó nhọc và tay nghề tinh xảo của họ khắp nơi, trên vách tường, trên những lọng, những món đồ trang sức cho triều đình và gia quyến của Vua. Chính họ đã làm ra một cây gọi là: “Cành Vàng Lá Ngọc” để kế bàn làm việc của vua Minh Mạng.

Làng Kế Môn dài gần 2 cây số, tựa lưng vào chân động cát trắng phía sau, ngăn cơn gió độc của gió Lào thổi về, chặn ngọn sóng dữ biển Đông. Trước mặt làng là cánh đồng chua mặn trãi dài ra phá Tam Giang. Mỗi năm dân làng cấy cày rất cực nhọc một mùa lúa không đủ ăn mà thôi. Làng dựng nhà, lập vườn, dựng từ đường, văn chỉ, miếu mạo, đình chùa. Tất cả đều phải hướng về phía Đông Nam (theo như thầy địa lý người Tàu quả quyết như vậy) lấy Trường Sơn làm án. Làng cách xa đường sắt, đường bộ và cách kinh thành Huế chừng 40 cây số ngàn. Một làng quê rất bình thường như trăm ngàn làng quê nước Việt, nhưng gây một dấu ấn ngàn đời không phai.

Để lại tiếng thơm tỏa khắp xứ đàng Trong, kể tử Kẻ Chợ (Hà Nội/ miền Bắc) suốt thời gian lịch sử, chiều dầy lên đến hơn 300 năm. Đó là do công của Người và Nghề của làng Kế Môn.

Dân thợ vàng Quảng Trị đều thờ ông làm tộ thợ vàng, sách gia phổ nói về ông như sau:

Vào cuối đời Võ Vương Nguyễn phúc Khoát, làng Kế Môn có thêm một đơn vị gia cư mới, mà gia chủ là Cao đình Độ, 1735, từ làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thũy, tỉnh Thanh Hóa di cư vào. Khin ông đến làng Kế Môn thì trong mình ông là có một tay nghề đã cao cấp rồi. Theo nội quy của làng, thì những cư dân mới đến phải làm công quả cho làng đúng 3 năm thì làng mới xét đơn.

Công quả gồm: giết heo, gánh nước, rửa nhà việc, đắp con đường, trồng cây cho nhà làng, rồi phải khiêng lọng cho chức sắc làng thì toàn thể gia đình mới được làng chấp thuận cho vào làng.

Nhưng làng thấy Ông Độ giỏi về nghề làm vàng nên phá lệ cho phép ông vào thẳng từ ngày đầu tiên và gia đình 25 người được miễn phu phen tạp dịch với điều kiện là phải dạy làng làm nghề Vàng. Nói tóm lại, từ một người xa lạ, vào thẳng thành. Thầy cũa làng luôn. Từ đây làng phải nghe ông mà mài dao để tách vàng, đốt bể lửa để thổi vàng, dùng bùa cây mà nện nhựng miếng vàng mỏng. Coi vậy còn cực hơn gánh nước, rửa sân làng nữa. Nhưng sau đó sẽ thành thợ giỏi về vàng và Vua Chúa không thình lình bắt đi đánh giặc ngoài trận tiền. Cái nào sướng hơn? Và khi trở thành thợ giỏi thì chính vua hay Chúa còn cho người ra thăm hỏi khúm núm chừng nào cái khay cái kim giắt tóc của hiền thê ta xong? Oai biết chừng nào.

Oâng Cao đình Độ thường tâm sự: “vốn xưa ông chỉ rành nghề đồng, nghề giỏi là làm chuông làm trống cho chùa đâu có oai, chùa nghèo làm xong cai chuông đồng thì hết tiền thợ đói là cái chắc. Rồi xoay làm thợ thiếc, bịt khay chén, vá nồi mâm cũ của vài gia đình có ăn, thợ nghèo vẫn hoàn nghèo. Còn nghề làm vàng thì phải qua tận bên Tàu mới hy vọng, nhưng thợ vàng bên Tàu đâu có truyền nghề cho dân Á Nam dành? Để học được nghề kim hoàn, ông Độ phải lên kinh đô Thăng Long mới được, muốn vào tiệm kim hoàn của người Tàu là một chuyện không phải dễ gì… Họ giấu nghề cho đến người con gái ruột của họ cũng không được học mà. Vậy thì phải làm sao? Oâng Độ xin vào một chân gánh nước, thổi lò, vì nghề kim hoàn rất cần đến thủy và hỏa mới động được kim, phải biết chất sinh khắc của vàng, bạc, cũng phải biết cách pha trộn chất đồng vào vàng bao nhiêu phân thì vàng mới rực lửa được… Nhưng kỹ thuật khó nhất là cách móc khoét khuôn, chế tạo dụng cụ đồ nghề bằng tay khéo của mình, rồi phải biết trình bày mẫu hàng cho đặc sắc, như phải biết đánh dây chuyền, biết cách lộn vòng những miếng vàng nho nhỏ cho đẹp… Móc khoét khuôn theo mặt trái, khi đóng dát vàng bạc vào thì gỡ ra mới thành mặt phải, nổi cộm v.v… Móc khoét khuôn xem như đi được nửa đoạn đường. Rồi phải biết cách cấm kỵ về nghề kim hoàn, ăn thức ăn gì mà vàng sẽ bị dễ hư dễ đứt… Đó gọi là kiêng kỵ của nghề kim hoàn mà người Trung Hoa rất dấu kỹ, có nhiều học trò rất khéo tay, nhưng không biết kiêng kỵ thì vàng đem ra khỏi khuôn rất dễ hư màu. Oâng Độ với 9 năm ròng rã từ culi, đến thợ sai bảo, rồi thợ phụ, rồi thợ chánh nhờ tánh tình siêng năng, nhất là không có lòng tham thì chủ rất hoan hỉ mà dạy người thợ khác chủng tộc với mình. Người chủ đã thử lòng tham của ông Độ rất nhiều lần. Khi học xong nghề kim hoàn của một tiệm kim hoàn người Tàu tại Kinh Đô Thăng Long, thì thời gian sau chủ tiệm qua đời, trước khi mất có nhờ ông đưa dùm hài cốt mình về Tàu tại Long Châu (gần Thượng Hải bây giờ), nơi đây ông dược người Hoa thương mến dạy cho ông nhiều kỹ thuật tinh xảo mà tại Thăng Long chưa có được.

Oâng Độ trở về làng Cẩm Tú (làng này rất gần thành tây Đô nhà Hồ), đưa cả gia quyến vào đàng Trong lập nghiệp, rồi mở lớp dạy nghề tại làng Kế Môn (đã nói phần trên). Oâng Cao đình Độ còn có người con trai trưởng rất khéo tay tên là Cao đình Hương giúp sức. Rồi tất cả làng Kế Môn đều là học trò của ông hết. Làng này còn gọi tục danh là làng Kim Hoàn hay làng Thợ Vàng xứ Kế Môn/ Quảng Trị. Đến dưới triều tây Sơn, cha con ông Độ được vua Quang Trung vời vào cung / kinh đô Phú Xuân dạy cho thợ kinh đô của vua, rồi ông được lập làm chủ soái đội “Ngân Tượng ” (nghĩa là đội chuyên nghề làm vàng cho triều đình Tây Sơn), ông được chức Lãnh Binh coi hơn 100 tay thợ. Sau khi Quang Trung mất và triều đại Nguyễn Aùnh lên, tất cả ngành nghề có liên quan đến vua Quang trung đều bị vua Gia Long tru lục, đày ải riêng ngành Ngân Tượng vua vẫn giữ nguyên, được cấp thêm lương bổng và hậu đãi hơn nữa. Vì lúc này sứ giả nhà vua sang Tàu nườm nượp để xin xỏ vua Tàu, nên những món hàng kim hoàn biếu xén không thể nhìn thấy tô kệch, nhà quê được.

Năm 1810 ông Cao đình Độ qua đời, năm 1821 ông Hương cũng qua đời triều đình nhà Nguyễn cho cử hành nghi táng rất long trọng, cho đất chôn gần tây nam kinh thành (tại Aáp Trường An), rồi được phong là Đệ Nhất Tổ Sư Kim Hoàn nước Việt, ông Hương được phong là đệ Nhị Tổ Sư Kim Hoàn nước Việt, một người tay thợ giỏi khi chết được phong tặng là điều vô cùng khó thấy trong triều đại vua chúa từ trước đến giờ. Rồi hàng năm vua ra lệnh cho lấy ngày mồng 7 tháng 2 (âm lịch) làm giỗ Đệ Nhất, và ngày 27 làm giỗ Đệ Nhị Tổ Sư. Trước đây những người con cháu từng học qua nghề của Oâng đều có hình thờ ông khắp nơi trên nước Việt hay những người hành nghề Kim Hoàn cũng thờ hình ảnh của ông. Rồi họ lập một nhà thờ tổ Kim Hoàn gần chùa Diệu Đế (phường Phú Cát, Huế) để tưởng nhớ công đức khai sáng nghề kim hoàn nước Việt không thua kém nghề kim hoàn của người Tàu bên cố quốc.

Dưới bàn tay mềm mại của Oâng thì thỏi vàng vô tri giác sẽ biến hình thành một con sư tử hay một con Rồng vươn mình chực bay lên với vi vẩy lóng lánh trên ánh sáng đèn hay ánh sáng Thái Dương… Với 30 năm dạy nghề, 2 Vị đã tạo trên ngàn người thợ giỏi tinh xảo và hàng ngàn người này lại dạy con cháu đời sau liên tiếp kế truyền mãi. Thử nhìn trên Thế Miếu, Phủ Điện, Chùa Chiền, những chữ Vàng trước cổng Ngọ Môn, các hoành phi bửu tán, câu đối trong điện Thái Hòa, nhủ vàng bịt bạc ngai vua ghế chúa, ấn triện, tráp văn, giày hài, áo mủ cân đai, tiền Phi Long Đai Hạng (sẽ nói kỳ sau), làm Kim sách (của vua Minh Mạng cho con cháu trực hệ Minh Mạng ), làm Ngân Sách (cho con cháu trực hệ dòng Gia Long). Cây vàng lá ngọc, khí tự thờ cúng các miếu đường lăng vua. Rồi những món trang sức cho các cục cưng của vua chúa v.v…

Ngày nay với Hiệp Hội Kim Hoàn mà người Kế Môn làm đầu não có lời thề trước khi nhập môn, vậy đố bạn lời thề thế nào? Xin thưa “trước Tổ Sư cấm làm vàng giả. Và nếu thợ nào mở tiệm làm vàng, ngoài giấy phép hành nghề của nhà nước, thì anh ta phải có giấy chứng nhận của Hiệp Hội Kim Hoàn Kế Môn thì anh ta mới được người ta Tín vì anh đã có lời thề trước bàn thờ Nhị Vị Sư Tổ rồi.

Tôi đã thấy tiệm vàng hành nghề tại Pleiku (gần rạp hát Diệp Kính) cũng là người Quảng Trị Kế Môn, rồi tại Saigon (gần cửa Đông chợ Bến Thành ) có tiệm vàng 2 con cọp (mà lúc nhỏ tôi leo nhưng vì lưng cọp dốc và sơn vàng trơn láng nên tôi té dập mũi, rồi còn về bị ăn đòn nữa chớ) đó là tiệm vàng tên là Thế Năng, Thế Tài cũng dân Kế Môn. Hiện nay tại thành phố Saigon có hơn 2000 tiệm kim hoàn, mà hơn đến 1700 tiệm tiệm là người làng Kế Môn rồi.

Tại nhà thờ họ Phan (Kế Môn) Oâng Hoàng Điệc (người tinh thông Hán Việt và Pháp, giữ chức ký lại cho làng chuyên ghi những gia phả con cháu trong làng cùng làm hộ tịch trước năm 1945 họ truyền tụng vàng rất nhiều, rất tốt, rất đúng phân lượng ngày xưa là của ông Viên Hạ nhưng đặc biệt làng Kế Môn tuy vang danh thiên hạ, nhưng không một con cháu nào đô đạt làm quan được hết, nhưng ngày nay họ xuất dương ra hải ngoại thì địa lý phong thủy làng Kế Môn thay đổi rồi, có người đậu kỹ sư, Bác Sĩ, Dược Sĩ nhưng tất cả đều quên hết nghề tổ. Khi học nghề tổ cho dù 1 ngày thì sẽ không thành danh đỗ đạt đâu, và nếu học nghề vàng thì luôn luôn không nghèo. Kỳ sau tôi sẽ nói đến vàng nguyên chất của Quảng Trị, mà người Chàm để lại, tôi sẽ nói đến những tinh vàng hiện khi trăng sáng ngày rầm, và cách lấy khi tinh vàng hiện lên. Chuyện này không phải đùa, mặc dầu người Kế Môn hay những người học vàng từ người Kế Môn ở tại đây rất nhiều (trong nước hay tại hải ngoại). Nói một chuyện không có đối với nguời có nghề Vàng là chuyện không phải dỡn chơi. Vâng kỳ sau tôi sẽ nói (có thể hỏi anh Thinh Quang, nhà học giả, nhà văn lão thành có biết phần nào câu chuyện tinh vàng hiện lên khi trăng rầm.)

Sagant Phan

Phản hồi (5)

  • Hoàng Dục
    Tháng Tám 13th, 2011 lúc 01:58

    Tôi đã đọc bài “Ráng nhớ những gì sắp quên” của anh Sagant Phan. Qua bài viết, tôi thấy anh rất công phu khi nói đến lich sử nghề kim hoàn của quê hương tôi. Nhưng qua bài viết, tôi thấy có nhưng chi tiết khá lẫn lộn, chẳng hạn như Cái Môn là Kế Môn, Quảng Trị Kế Môn, hay “Làng này còn gọi tục danh là làng Kim Hoàn hay làng Thợ Vàng xứ Kế Môn/ Quảng Trị”,… Tất nhiên, nếu theo lịch sử của Làng, thì từ xa xưa, thế kỉ XV, làng Kế Môn thuộc tỉnh Quảng Trị, nhưng ngày nay đã khác rôi. Vậy tôi mong, khi đăng bài cần có sự chính xác.
    Một lần nữa, tôi xin cám ơn anh Sagant Phan đã rất yêu làng Kế Môn, nên mới có bài viết đầy tâm huyết như thế. Còn những gì tôi góp ý trên chỉ là nhưng chi tiết nhỏ thôi. Mong anh có những bài viết mới về làng Kế Môn hầu giúp cho mọi người, đặc biệt là lớp trẻ hiểu biết sâu hơn truyền thống của quê hương mình.
    Trân trọng cám ơn anh. Kính chào anh.
    Hoàng Dục
    Đà Nẵng,13-8-2011

  • hotadien
    Tháng Chín 17th, 2011 lúc 03:43

    Thay mat toan the ba con lang KE MON va nhat la anh em dang hoat dong trong nghe kim hoan , rat chan thanh cam on voi bai viet cua anh . Mot bai viet rat cong phu , voi su tim toi rat ki . Bai viet da giup cho the he sau hieu va
    biet duoc rat nhieu ve lich su cua nghe ,ma co le hien tai cung may ai biet . Rat chan thanh cam on anh

  • nguyen thi phuong thao
    Tháng Mười 19th, 2011 lúc 05:45

    chau rat nho lang ngoai cua chau

  • Duy Thịnh
    Tháng Mười Một 6th, 2011 lúc 06:30

    Bài viết rất hay và công phu, cảm ơn vì nhiều điều bây giờ mới biết.

Bình luận

get avatarWant your picture next to your comment?
Join Gravatar and upload your photo, completely free! (opens in new window)

Tên *
E-Mail *
Trang web


Tin tức khác