VÈ “ĐẦY TỚ” 15-10-2012 minhhien

* LỜI GIỚI THIỆU

Xã hội Việt Nam ta thời phong kiến, gần đây nhất là dưới chế độ các vua chúa triều Nguyễn, kéo dài xấp xỉ hai trăm năm, nông nghiệp vẫn là căn bản trong đời sống của người dân. Nhưng nông nghiệp thời ấy vẫn là nền nông nghiệp thô sơ và lạc hậu, dựa chủ yếu vào sức người cùng sự ban phát của thiên nhiên, của khí hậu và thời tiết. Mà thiên nhiên, thời tiết thì ấm lạnh thất thường, cho nên mùa màng không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu lương thực tối thiểu của con người. Kết quả là những năm mất mùa liên tiếp đã đẩy dân tình vào hoàn cảnh đói kém, cùng khổ; trong đó tầng lớp dân thường nghèo khó luôn hứng chịu thiệt thòi nhất.
Trong hoàn cảnh như vậy, đâu phải ông vua nào cũng “minh quân”, cũng thương xót dân tình mà giảm thiểu sưu cao thuế nặng cho dân nhờ ? Mặt khác, ở vùng quê, càng xa kinh thành, nạn cường hào ác bá càng có cơ hội lộng hành; thêm vào đó là sự bóc lột của giới địa chủ giàu có đã khiến cho cuộc sống dân nghèo, đặc biệt là tầng lớp “cùng đinh”, càng lúc càng bế tắc, bần cùng. Họ đã sống như thế nào? Đâu là những nét chấm phá của tầng lớp này trong bức tranh xã hội tiêu biểu của thời ấy?

Tiếc thay, trong các tư liệu lên quan đến lịch sử, người ta chỉ thường đề cập xoay quanh những hình ảnh tốt đẹp của xã hội chung chung, những hình ảnh vàng son của triều đại với cung điện lăng tẩm nguy nga và những ông hoàng bà chúa cùng với vô số những cung nữ diễm kiều …ở kinh thành hoa lệ. Trong lúc đó ở làng quê dân dã, cuộc sống của một mảng người dân quê vẫn bị bỏ quên . Nó chỉ tồn tại một cách rất hạn chế qua những truyền tụng , qua những nhân chứng , ngày một mai một theo thời gian, đến một lúc con cháu mai sau sẽ chẳng bao giờ biết tới, nếu không có những bài vè, mà sau đây chỉ là một trong số ấy , do người dân làng Kế Môn sáng tác và truyền khẩu đến bây giờ .

* NỘI DUNG BÀI VÈ

“Cực lòng ở mượn làm thuê
Cha đem tiền về trả nợ cho con
Ở thời áo rách quần mòn
Quản bao nặng nhẹ không còn tiếc thân
Xin ba thước vải nói không
Việc làm thì muốn năm công thành mười
Mần mau hớn hở vui cười
Mần lâu lại nói những lời sôi gan
Trong nhà mắng nức la vang
Đi ra ngoài đàng mắng trả thua chi
Thua tiền thua gạo phải tùy
Sanh tâm ý tứ dại gì mà thua
Tơi hư nón rách không mua
Nói lần nói lừa ngày lộn tháng qua
Cái quần cái áo rách ra
Xin một thước vải để mà nối lưng
Nơi mùa no đủ hột cơm
Rồi mùa tính lại cơm lường bưa trưa
Thầy ơi thầy đã hay chưa ?
Một bát cháo tấm lần lừa tối ngay
Trong nhà có tiền có ló cho vay
Mần tối cả ngày lại thâm bằng đêm
Giàu thời lại muốn giàu thêm
Khó gia thân khó mới êm nhà giàu
Ở đâu không biết thương nhau
Người khó kẻ giàu mới dễ mần ăn…
Năm dài tháng chặn mười hai
Cháy da phỏng trán lưng chai vai mòn
Chuyện gì thì nói con con
Cái chi ngon béo thì gom thu vào
Cái gì lớt xớt mẻ dao
Bằm ba xắc bảy đem xào tôi ăn
Phận tui là phận khó khăn
Đói lòng chẳng thảo ngồi ăn cho rồi
Ngồi ăn than khóc vui cười
Bấm gan mà chịu cho rồi năm ni
Mẹ nghèo con khổ lắm ri
Trời cao đất rộng biết thì hay không !”

*LỜI KẾT :

Đọc xong bài vè này, hẵn các bạn sẽ nãy sinh trong đầu ý tưởng về một sự so sánh : so sánh xã hội Việt Nam xa xưa với xã hội mà ta đang sống. Và có lẽ chúng ta ai cũng có chung một nhận định là : mặc dầu đất nước ta hiện nay đang còn ở nhóm các quốc gia đang phát triển, nhưng so với thời khai sinh ra bài vè, thì xã hội ta đã tiến được một bước khá dài, về phát triển kinh tế, đặc biệt về mặt xã hội : trong đó quan hệ “chủ-tớ” đã có nhiều đổi thay, đã đặt căn bản trên sự bình đẵng giữa giá trị của con người với con người.
Ngày nay, từ “đầy tớ” không còn được dùng, mà thay vào đó là “người giúp việc”, “người làm” hay khôi hài một chút cho vui là “ô-shin”, mà qua đó, hình thành một công việc có tính chất như một nghề chuyên môn với đầy đủ quyền lợi và giá trị chức nghiệp của nó như bao ngành nghề khác. Ở đó, lương bỗng cũng được trả sòng phẳng, tương xứng với khả năng và công việc được giao, không còn khái niệm “bóc lột” như xưa nữa.
Làng Kế Môn cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Mặc dầu nền nông nghiệp ở quê nhà đang trên đường hiện đại hóa, nhưng nghề nông nói chung vẫn là nghề vất vả. Tuy nhiên, thực tế vẫn không ai muốn hành nghề “ô-shin”, ngoại trừ trường hợp phải san sẻ khó khăn với những người bà con ruột thịt, nhưng đó cũng là chuyện “bất đắc dĩ”.

* THẢO DÂN (sưu tầm, giới thiệu và viết lời kết – 2012)

Phản hồi (3)

  • Thành việt
    Tháng Mười 21st, 2012 lúc 20:35

    Gửi Anh Thảo Nguyên
    vừa rồi việt cũng có biết hội đồng hương TP chuẩn bị lập trang web,nay đã đi đến đâu rồi anh? trang của anh minh hiền bài viết của việt không được đăng, việt phản hồi cũng bi gỡ xuống mà bài của việt chẳng đụng chạm đến ai cả

  • thaonguyen
    Tháng Mười 22nd, 2012 lúc 07:10

    Việt mến,

    Trang web của hội Đồng hương làng Kế Môn tại Tp.HCM dự trù ra đời đã lâu, nhưng đã buộc phải ngưng lại. Lý do đơn giản là nội bộ chưa thống nhất với cái tên miền “kemonsaigon.com” như anh đề nghị.

    Tạm thời anh tham gia chút ít trang web của anh Hiền cho vui, và cũng hy vọng Hiền sẽ quan tâm cải tiến trang web của mình, cả về bộ mặt cũng như nội dung hơn, nhằm đáp ứng kỳ vọng của mọi người.

    Về lâu về dài, theo anh, thế hệ trẻ của làng, với nguồn tri thức dồi dào và kỹ thuật truyền thông hiện đại, có thể kết hợp để hình thành một tiếng nói chung (như web hay tập san chẳng hạn), có trọng lượng, để có thể “tư vấn” cho nhiều việc ở làng, mà theo anh, hiện đang phát triển khá lệch lạc.

    Về bài vở của em. Đăng hay không là quyền của admin, anh cũng chỉ là độc giả như em thôi. Tuy nhiên em cần xem lại mình gởi như vậy có tới nơi không. Và điều này, nói thiệt, em cũng như các bạn trẻ khác đừng mích lòng, là ngoài nội dung, hình thức bài viết cũng rất quan trọng.

    Hãy viết có dấu, đúng chính tả, theo câu văn thông thường chứ đừng viết theo lối “chát chít”, khiến người đọc “nhức đầu, tối mắt”. Cũng bởi vì trang web của anh Hiền không ai có thời gian phụ trách “biên tập” lại cẩn thận như các trang khác. Nên có thể, hễ thấy “tối mắt” là không biết phải sửa thế nào, rồi không dám đăng chăng ?

    Vài dòng phúc đáp em. Chúc em và gia đình vui khỏe.

  • Thành việt
    Tháng Mười 22nd, 2012 lúc 09:46

    Trước tiên cảm ơn anh đã trả lời cho việt
    theo như anh nói thì trang web này không dành cho người Kế Môn rồi ,nói cách chính xác hơn là không dành cho ai không có chút kiến thức,vậy mà bấy lâu nay việt cứ nghỉ rằng cây nhà lá vườn, xem ra dành cho ai có trình độ mà thôi,còn bài việt viết sai chính tả và chằn chịt khiến người độc nhức đầu thì e chưa đến mức đó đâu,vậy uổng cho Anh Hoàng Lý viết bài khai bút mừng xuân rồi

Bình luận

get avatarWant your picture next to your comment?
Join Gravatar and upload your photo, completely free! (opens in new window)

Tên *
E-Mail *
Trang web


Tin tức khác