THƠ : THỔ NGỮ KẾ MÔN 24-11-2012 minhhien
câu lạc bộ trẻ Kế Môn Đà Nẵng kính gửi langkemon.com.vn bài thơ do bạn BÙI VIẾT THÙY DƯƠNG (hội viên danh dự của câu lạc bộ) sưu tầm.
Rất hoan nghênh các bạn có bài viết về thổ ngữ của Kế Môn gửi bài về cho câu lạc bộ tổng hợp làm tuyển tập thổ ngữ Kế Môn.
THỔ NGỮ KẾ MÔN
Đi đâu thì nói: “đi mô”
“O nớ” ám chỉ “Cái Cô” chung trường
“Ốt dột” khi tui nói thương
Có nghĩa “mắc cỡ” má vương nụ hồng.
“Khôn” là đồng nghĩa với không
Chẳng muốn lấy chồng: “khôn muốn lấy dôn”
“Đoản hậu” là “Ác” en ni (anh này)
Tui đã … im lặng cứ đi theo hoài
Nhà tui còn khoảng đường dài
Có chi noái (nói) nấy, ngày mai hết rồi
Trên cao thì nói: “trên côi”
“Đi rượng” (đi theo trai) là lúc sóng đôi như chừ.
“Phủ phê” là lúc thặng dư
Như là tình cảm “đã nư”: no đầy
“Như ri” có nghĩa như vầy
… Mô Tê Răng Rứa, em quây … mòng mòng
“Ở nể” đồng nghĩa: ở không
Trai hông lí dzợ, không chồng “ế dôn”(ế chồng)
Ngu ngu thì nói : “khôn khun”
Dại dại mô tả “đù đù” mặt ra
Còn trẻ thì nói: chưa “tra”(già)
Tới tuổi già già khú đế là “ôn”
Có cô thiếu nữ lấy “dôn”(lấy chồng)
Lấy được ông chồng thăng chức “mụ o”(cô)
“Răng chừ” đồng nghĩa “khi mô”
“Khi mô” có nghĩa “khi nào” đó thôi
“Khi mô” có cặp có đôi
“Răng chừ”(bao giờ)hết cảnh tuổi đời bơ vơ
Đơn côi “cái trốt” (cái đầu) dật dờ
Là ôm đầu bạc “”cà ngơ” (ngu ngơ) một mình
Lặng yên thì nói: “mần thinh”.
Để nghe len lén duyên tình giăng tơ.
“Mua lửa” (mua thiếu chịu) thì thật phải lo
Vì là mua chịu ai cho “lửa” (thiếu) hoài
“Mắc lửa” là thiếu nợ dài
“Lửa” chi không thiếu, chẳng phai “lửa tình”
“Sáng mơi” là lúc bình minh
Của ngày kế tiếp, nong tình đem phơi
“Bữa tê” (hôm kia) em hẹn lại chơi
Quên bẵng cái việc em mời bữa kia
“Bữa tề” (hôm kìa)mang lịch ra chia
“Bữa tể” là trước bữa kia hai ngày (trước đây)
“Bữa ni” là bữa hôm nay
Là lúc đương nói hàng hai đây nì (đây nè)
“Mần chi” ai hỏi làm chi
Em muốn làm gi`, “răng hoải mần chi?”
Thế này thì nói “ri nì”
“Rứa tề”, thế đó mần chi đây hè?
Cái cây thì noái cái “que”
Còn ở trước hè lại nói cái “cươi” (cái sân)
Cái “ôn” (ông) bản mặt tươi tươi
Ưa đi tán bậy (cua gái bậy bạ) là người “vô duyên”
Lấy chồng răng gọi mụ o (cô) ?
Anh trai lấy vợ, mình thành mụ o (cô, chị, em chồng)
mụ o hiền hậu khỏi lo
mụ o nhiều chuyện là mụ o “dọn mồm”(nhọn mồm, đanh đá)
Tối qua thì noái “khi hôm”
Hoàng hôn : “Chạng vạng”, nghe run quá trời
Sớm mơi mang “chủi xuốt cươi”(lấy chổi quét sân)
Sài Gòn nghe thấy thì cười bò lăn.
Lỡ ưng (thương) rồi, biết mần răng !
Cái giọng trọ trẹ…..cũng muốn ăn chung một nồi
Con gái chưa noái (nói) đã cười
Bị người ta noái là người vô duyên.
Bùi Viết Thùy Dương st
caulacbotrekemondanang@gmail.com
Chúng tôi xin điều chỉnh phần ghi chú (trong ngoặc đơn). Nếu bạn Thùy Dương không đồng ý thì sẽ chỉnh lại theo nguyên văn.
Minh Hiền
Phản hồi (18)
Đặng hữu Hùng
Tháng Mười Một 26th, 2012 lúc 04:52LANGKEMON TODAY
ÂM NGỮ và NGÔN NGỮ NỀN VĂN MINH CỦA LANGKEMON
Không phải bất cứ nơi đâu cũng giàu có từ ngữ riêng biệt như tại langkemon .
Tôi sinh ra và trưởng thành tại trung tâm Huế-Cố Đô văn vật,văn hóa của Việt Nam.Tôi
cũng đã từng tiếp xúc với bạn bè thân trong dòng họ Nguyễn Phước tộc(dòng Vua triều
Nguyễn).Nhưng tiếng nói gốc Huế thì không có nhiều đặc ngữ như tại làng Kế Môn..
Tại Sao?Bạn thử nghĩ “Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần nói về giá trị văn hóa,mà còn
nói đến một nền Văn Minh”Như vậy địa lý của làng cũng có thể để cho con cháu chúng
ta Tự Hào về nền văn minh lâu đời của tổ tiên đã đến xây dựng cơ đồ và tồn tại..Đôi lúc
tôi thường được ngợi ca về làng Kế Môn là làng nghề Kim Hoàn nhưng thực ra chỉ như
thế thôi là chưa nói hết để diễn tả sự văn minh lâu đời nhất quê hương tôi,trãi dài cùng
lịch sử mở mang bờ cõi phương nam thời Trần(Tôi đang nghiên cứu về dòng sông Ô
Lâu và nền Văn minh,lịch sử,sẽ gửi đến cộng đồng).
Nói không quá khi chính bản chất văn hóa,văn minh của làng bởi dòng Đặc Ngữ Kế Môn
hoàn toàn khác biệt với mọi miền tổ quốc,một bản sắc riêng biệt của nền văn hóa Âm ngữ.
(giọng nói làng),đây là nét đẹp đã tồn tại và rát mong công đồng dân làng giữ lấy và làm đẹp
thêm trong tương lai ,để truyền lại con cháu người Kế Môn biết Tự Hào và yêu mến nhiều
đến Quê hương của chúng ta…
Đặng Hữu Hùng.
caulacbotrekemondanang
Tháng Mười Một 26th, 2012 lúc 14:20Kính gửi chú Hùng- thành viên ban cố vấn của câu lạc bộ trẻ Kế Môn tại Đà Nẵng
Chú vừa đau dậy, chưa khỏe hẳn mà đã viết bài rồi. Thật là đáng quý , đáng để con em noi gương
Hiện tại clb mình đang có ý định thu thập tư liệu thổ ngữ, đặc ngữ Kế môn để tổng hợp lại cho con em biết và học hỏi. Rất mong chú làm chủ cho việc này hoặc làm cố vấn cho việc này. Cảm ơn chú
Chúc chú mau khỏe.
TM BĐH câu lạc bộ trẻ kế môn tại đà nẵng
HỒ VĂN PHƯỚC
Nguyễn Thanh Trường
Tháng Mười Một 26th, 2012 lúc 23:22Mong cho những người có tâm với làng luôn có thật nhiều sức khỏe… sống thật tốt,thật lâu,để dẫn dắt con em trong làng ở xa quê biết đoàn kết,biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn và luôn nhớ về quê hương của mình. _” nơi đã in dấu chân của tuổi thơ ta ; nơi để cho ông bà,cha mẹ và cả ta nữa dừng chân nghĩ khi cảm thấy mệt rồi…”. Cám ơn các bác,các chú rất rất nhiều.
Đặng hữu Hùng
Tháng Mười Một 27th, 2012 lúc 16:52Gửi CLB Trẻ LangkemonDanang và cộng đồng làng mọi miền..
Như ry nì,dân làng miềng cứ nói ra Âm ngữ và Đặc ngữ làng trước khi giải nghĩa
theo ngôn ngữ phổ thông.
ví dụ: -ăng cơm (giọng làng)—–>ăn cơm(phổ thông)
-bồn iêm tề(giọng làng)—>bồng em nhé(phổ thông).
-chận chi mờ chận chù giọt,cấy dôn như chén đoại lổn cổn,lảng cảng.
(giận hờn chi cho mệt,vợ chồng sao khỏi tiếng hờn trách như va chạm chén bát.)
Căn cứ vần trong âm ngữ đầu tiên của quốc tế(Alfabel)thì thứ tự A,B,C,D..v.v..
xếp đặt nhiều Từ Ngữ làng từ cá nhân ,tập thể của cư dân langkemon mọi miền..gom góp
lại thì sẽ tạo nên một bộ TỪ ĐIỂN LÀNG KẾ MÔN..Đây cũng là bảo vệ Văn Hóa Truyền Thống
mà tổ chức Văn hóa quốc tế UNESCO đang vận động gìn giữ di sản..
Phước mến..
Chú Hùng xin phép được “Không tham gia dzụ” Thổ ngữ làng”..Vì cái dzụ”Dư Địa Chí “chưa
kết thúc.
Chú Hùng đã hơi hơi khỏe rồi..Rất cảm ơn ôn Bác Sỹ nhé …
Hy vọng sẽ có thêm được nhiều công dân langkemon Ưu Tú như Phước.Tuy công việc bận
rộn nhiều,kín cả thời gian ở bệnh viện,gia đình mà vẫn duy trì được CLB hoạt động tốt và khoa
học kết hợp sức trẻ trung tháo vát của cộng sự trong CLB.Chú rất vui..hihihi..Gửi lời chúc mừng
đến Trẻ làng hý,./.
Đặng Hữu Hùng.
Đặng hữu Hùng
Tháng Mười Một 27th, 2012 lúc 17:07Xin gửi đến cả làng đường line phóng sự Danh Nhân Huế và Đôi bờ sông Ô Lâu của những anh bạn chung
trường tại Hue với Hùng..Vui với làng Kế Môn.
Cứ gởi đi ‘khắp thế giới’ cũng đặng nữa đó Hùng ơi!
Ký sự CÒN ĐÓ DI SẢN đã đăng trên art2all.net rồi đó các bạn.
Vô đây:
http://www.art2all.net/chantran/chantran_tho/tranngocbao/disancondo2/condodisan1/condodisan2_1.htm
Tôi
Tháng Mười Một 27th, 2012 lúc 21:24cùng họ đặng với minh hiền có khác
thaonguyen
Tháng Mười Một 29th, 2012 lúc 08:49ĐẶC NGỮ KẾ MÔN
Chuyên đề 1 : MÙA GẶT VÀ NÔNG CỤ
————————
Ai về làng Kế mà coi
LÓ đồng chín rộ người người hân hoan
Khua VẰNG ôm CHẸN cắt phăng
Liềm quơ TÓT bức chắc ăn mười phần
XÓC ĐÒN hai bó lên gân
SƯƠNG về nặng hột đánh rầm CÔI CƯƠI
Trâu ĐẠP, trâu Ẻ ai cười ?
Đến khuya trâu nghỉ ta thời XÓC rơm
MỎ XẢY nhọn hoắc cong cong
Rơm dồn một ĐỐN, hạt ròng vàng tươi
TRANG, CÀO phơi ló ngoài CƯƠI
THÚNG mô MỦNG nấy, KHÉN rồi xúc vô
Xúc vô DÊN trước gió lùa
Bay vèo hột lép, CHẮC ĐÙA vô chân
THÚNG LƯỜNG gạt phẳng mười phân
Đổ cho đầy VỰA, ăn lần còn LƯA
ĐỂ ĐÈN một cối MÌ-XƯA
Xay liền gạo mới : hồng mơ HẼO RẰNG !
CHÃ gạo, CHÃ dưới ánh trăng
CHÀY ĐÔI, CỐI ĐÁ xịch xằng đều chi !
Rồi ra gạo trắng tức thì
TRÀNG, DẦNG, NỐN, TRẸT, BỘ đi, hắc về…
HỘT CẤU : hột ngọc dân quê
BUỒN HÔI ai đổ mãi mê tháng ngày
CUỐC BÀN, CUỐC CHĨA, LƯỢI cày
Trâu bừa, người cuốc RỌN này TRƯA kia
XA XUÔI ai cũng muốn về
NGÓ đồng THĂM LÓ bốn bề thân quen…
( còn tiếp )
*Ghi chú : Xin được gọi là “ĐẶC NGỮ”
(thay vì là “Thổ Ngữ”)
*THẢO NGUYÊN
( Đặc biệt tặng Hồ Văn Phước )
caulacbotrekemondanang
Tháng Mười Một 29th, 2012 lúc 09:45con thay mặt ace câu lạc bộ Cám ơn ôn THẢO NGUYÊN.mong rằng ôn sẽ tiếp tục cung cấp cho clb.anh hoang Khánh PCT CLB phụ trách văn xã… sẽ có trách nhiệm tiếp nhận, phân công anh em làm công việc này.khi tổng hợp sẽ ghi rõ nguồn tài liệu và tgiả đã sưu tầm
Rất tiếc chú HÙNG khôngphụ trách đc.mong chú nhanh khỏe và cố vấn giúp.
HVPHUOC
thaonguyen
Tháng Mười Một 30th, 2012 lúc 06:26ĐẶC NGỮ KẾ MÔN
Chuyên đề 2 : THỦY SẢN VÀ NGƯ CỤ
———————————
LÓ đầy bồ, CẤU đầy lu
Rũ DAU đi bắt cá cua ao BÀU
Cái CHƠM : vũ khí đi đầu
Nước cạn chơm NỔI, nước sâu chơm MÒ
ĐÚA CHẬM dành để mấy O
Úp vô BỢT cỏ, chân co CHẬM mài
Cái LỪ NÁT chảy đường QUAI
Cá tôm mắc bẫy chui hoài chẳng ra
CẶM CÂU lưỡi móc mồi ta
TRÙN LƯƠN ngọ nguậy, chết cha cá TRÀU !
Cá CHÌNH, cá HẺNG, BỘN sâu
Thò tay tới NÉC một xâu rành rành
Con LƯƠN, cá DÉC ưa sình
Mình trơn khó bắt, gồng mình ngoéo tay
SIU SIU, BỌ NIỆN, ĂN MÀY
Con ĐAM. Con RẠM bắt ngay không chừa
Cá MẠI, cá CẤN đu đưa
Cá RANG, cá NGHẸN chưa vừa mồi câu
ỐT LỬA, ỐT HÚT, HẾN hàu
BỢT ngang, HÓI dọc thuộc làu đường đi
Cá MƯƠNG, cá ĐỐI, cá THIA
Cá BỐNG, cá LÚI lụt về… thiếu chi!
Mưa về tháng chín vô KHE
Hứng cá DIẾC trứng đem về mà kho
Mùa hè khe nước gần khô
Lạc đường cá RÓI từ mô lượn vòng…
Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông
Cá tôm, tôm cá ấm lòng dân quê
Xa xuôi ai cũng ỨC về
LỦM ba con HẾN LẶT, ĂN NỂ mấy con cá
BỐNG THỀ kho tiêu !…
( còn tiếp )
*THẢO NGUYÊN
hophuoc
Tháng Mười Một 30th, 2012 lúc 06:38con ảm ơn Ôn thảo nguyên ( con xin phép vì không biết rõ cách xưng hô)
chúc Ôn một ngày an lành
thaonguyen
Tháng Mười Một 30th, 2012 lúc 18:14HOPHUOC mến,
1. Mấy “Đặc Ngữ’ ( được viết hoa ) ở trên, nếu bạn trẻ nào không hiểu, cứ hỏi, TN sẽ giải thích.
2. TN năm nay mới có 67 tuổi thôi, còn…trẻ chán ( vì tuổi thọ trung bình của người Việt nay đã nâng lên 73 tuổi rồi ). Cứ kêu Bác hay Chú gì cũng được, đừng “bắt chước” nhỏ Bé Lành kêu Ôn nghe “tra” quái !
3. Chúc các bạn trẻ Đà Nẵng đạt được những gì mình mơ ước.
bui hongkhanh
Tháng Sáu 6th, 2014 lúc 00:40Tui cũng mang họ Bùi viết, hiện đang sống tại t/b Cali, US
Đã đọc đươc bài thơ “tho ngữ Kế môn”
xin cho biết thêm thông tin cuả tác giả Bùi viết Thùy Dương.
cólờikhen: O trong họ cuả tui giỏi quá
June 5, 2014
Bùi Viết Thùy Dương
Tháng Mười 2nd, 2014 lúc 20:12Gửi Anh Bui Hong Khanh
( em không biết tuổi nên gọi là Anh nhé )
Em là cháu nội ông Bùi Giây, con chú Bùi Viết Khanh
Cám ơn anh có lời khen nhé
Em Dương
nguyenthanhhao
Tháng Mười 29th, 2014 lúc 13:29Anh Minh hiền ơi. Đã có dự đinh in tập sang năm mới chưa.
Bùi viết Minh
Tháng Mười Một 16th, 2014 lúc 06:07Lâu lâu, tôi mới lướt web Làng Kế Môn một lần để xem có thông báo gì không. Bất chợt đọc bài thơ ‘ Thổ ngữ Kế Môn ‘ thấy chứa đựng gần như toàn bộ thổ âm, thổ ngữ đặc sệt độc đáo mà tôi nghĩ rằng chỉ có Kế Môn thôi. Tôi liền share lên FB để quảng bá rộng rãi hơn, hầu cho duy trì và phát triển cái ‘ đặc sản ‘ hiếm hoi của một vùng quê xa xôi hẻo lánh của Việt nam.
Kê Nhân
Tháng Mười Hai 1st, 2014 lúc 15:32Thơ Đặc Ngữ làng Kế Môn : Ăn “Cổ Nưa Ngá Mẹn (!) ”
Kế Nhân.
Ngũ Điền Rọn Lôn Diều” Nữa”…
Thương Hiệu: Điền Hải “Chột Nưa” Ngũ Điền (!)
… Điền Hải ( Thế Chí Tây ) là địa phương Nông dân có ” truyền thống” trồng “Nưa”diều dứt (nhiều nhất) vào những năm thập niên 80-90. Do thời gian này thiếu thốn đói khổ đến kiệt cùng, thê lương thảm hại, Nưa, sắn, khoai, môn… được xem là lương thực chính trong các bựa (bữa) ” Lo” của gia đình …Trong những năm 1979- 1982 . Tôi chuyển trường từ Đà Lạt về quê và đang theo học lớp 11, 12 tại trường cấp 3 Điền Hải. Có bận bạn Q…cứ cười tôi, vì diễu tui khôn (không) biết Cổ Nưa ăn vào là bị…còn tui thì nghĩ hắn ưu tiên cho tui…Đang trưa đói vàng cả mắt ( vì bữa sáng nhịn đói, hít không khí đi học…).Tui lột một Cổ to dứt ( củ to nhất), chơi một phát, mới Dai mấy Mén (nhai mấy miếng ) .Q…Hắn cười tiếp, có vẻ đắc ý hỏi ” Có răng khôn !” ,tui hiểu trò chơi chữ…liền đáp một cách thật thà kiểu lính mới “không có răng thì… ” mới nói tới đó …thì Q.. khanh khách cười tươi quyên cả đói, còn tui thì ..Ui cha hắn ngá chi là… ngứa hè…Để kỷ niệm chuyện này, tôi xin viết lên đây đôi dòng hầu giúp quý vị nào chưa biết về ” Nưa, Cổ Nưa, Chột Nưa” như trường hợp của tui,..Mà hãy cảnh giác..!.và cũng là giới thiệu luôn Đặc Ngữ (miễn mở ngoặc) hay lắm, của làng Kế …Quê tui.
Cơn Nưa Lôn côi vồn to
Cơn Nậy lấy chột bán cho người ngoài
Chột Nưa mói dưa ăn Đaj
Cổ Nưa chưa Nót, mới Dai, Ngá liền…
Cổ Dỏ mần ăn Trát tiên…
Cổ to Mềng Dú để Đèng ăn sau.
Đưới Chờng một một Đốn hau hau,
“Bựa mô cạn Ló, chia Dau ăn dần…”
Ăn một Mén, Ngá rần rần…
Ăn thêm Phai Cổ, lần lần sẽ quen.!
Cổ Nưa Ngá, cứa cổ Mềng
Cù Ngá, Kệ Ngá…Rọt êm được rồi (!)
Giáp hạt đói kém tơi bời…
Có Cổ Nưa Ngá…Mà xơi…Đỡ sầu.
Ngá chi thì… Ngá – Mặc dầu…
Ăn Nưa Ngá cổ, Dớ Dau đến Dà.
Bạn bè khách khứa phương xa…
Khinh thường CHỮ NGÁ…UI cha… ngứa hè (!)
,
minhhien (author)
Tháng Mười Hai 2nd, 2014 lúc 06:25Anh Hảo thân,
Tôi mất DT nên không còn số của anh.anh cho lại số ĐT để liên lạc trước khi đăng bài thơ.
Thân
Minh Hiền
Kê Nhân
Tháng Mười Hai 2nd, 2014 lúc 17:05số điện thoại của Hảo 01645650880. còn địa chỉ liên lạc: Cửa hàng “THANH NGÂN”, Hồ Than Thở, Thái Phiên
Phường 12. Đà Lạt. Một lần nữa Hảo chúc anh Minh Hiền luôn luôn dồi dào sức khỏe, có nhiều niềm vui và thành công trong cuộc sống !
Bình luận