VIẾT VỀ CÂY TRE LÀNG TÔI 16-11-2011 minhhien
Quê Viêt Nam có nhiều giống tre, nhưng ở làng tôi chỉ có hai loại phổ biến, đó là tre gai và tre tầm vông ( dân làng tôi gọi là tre hàng giáo ) . Tre gai có thể cao trên mười mét,thân có nhiều đốt , đường kính gốc có thể lên đến 12 cm,cành tre có nhiều gai, lõi tre đặc chứ không rỗng như loại tre lồ ô. Tre tầm vông nhỏ hơn, cây cao nhất cũng chỉ đến sáu mét, đường kính thân nhỏ chỉ chừng từ năm đến sáu cm, đặc biệt rất dễ uốn.
Măng tre là món thích hợp nhất để xáo với thịt các loài họ chim cũng như gà, vịt. Gà xáo măng, vịt xáo măng là món không thể thiếu ở quê tôi trong những bữa cúng giỗ. Đó làmón quà đầu tiên của tre tặng cho dân làng. Nhưng đó chỉ là món quà nhỏ, rất nhỏ. Qùa của cây tre dành cho con người, nhất là người nông dân Việt Nam ngày xưa còn lớn hơn gấp bội.
Ta đều biết trước đây, khi các loại vật liệu xây dựng còn thô sơ và lạc hậu, tre là loại vật liệu chủ đạo để xây nên nhà cửa, đặc biệt là ở miền đồng bằng,nơi không có nhiều gỗ từ cây rừng. Từ cột nhà cho đến kèo, đòn tay, rui mè đều sử dụng tre gai. Vách cũng đan bằng tre trước khi phủ lên một lớp bùn nhào với rơm rạ. Nông dân đều biết, nếu là tre già được ngâm lâu trong bùn, khi đem ra sử dụng sẽ là loại ” gỗ ” không còn loại mối mọt nào đục phá được. Vì vậy có một thời, người ta đã dùng tre để đóng cọc làm móng ( thay cho cừ tràm như ở miền Nam hiện nay) , thậm chí có nơi còn dùng thân tre như cốt lõi để ép bê-tông đà kiềng cho những căn nhà tương đối nhỏ.Chưa kể thời Pháp thuộc, những biệt thự ( mà một số còn tồn tại đến ngày nay) thường dùng tre đan trét vôi vữa để làm trần nhà. Trần phẳng và đẹp khiến thoạt nhìn lên có người cứ ngỡ đó là trần bê-tông hay thạch cao ngày nay vậy.
Về nông và ngư cụ, làng Kế Môn quê tôi ngày xưa là làng nông nghiệp chính hiệu, trong đó hạt lúa làm nên tất cả. Mà để có hạt lúa hạt gạo,củ khoai,củ sắn thì ngoài sức người, các phương tiệnsản xuất đóng góp phần chủ lực : gầu tát nước, xuồng nhỏ, các loại thúng, mủng đựng lúa, sàng, dần nốn ( hay nia ) đựng gạo,…rỗ,rá, đúa đựng khoai sắn,…tất cả đều làm bằng tre đan. Cả đến đòn xóc, đòn gánh để gánh lúa gánh gạo, cho đến cái cán cuốc, cán cào, cán rựa…tất cả đều làm từ cây tre. Chưa nói đến cái cối xay lúa mà phần thân phải đan bằng loại tre già.
Ngoài hạt gạo để chi cho đủ mọi thứ, nhiều lúc còn không đủ, bà con dân làng từ già đến trẻ,còn phải tận dụng khai thác các con sông,dòng khe, dòng hói,các đầm, bàu để đánh bắt tôm cá nhằm cải thiện bữa ăn hàng ngày. Muốn vậy thì các phương tiện đánh bắt ( ngư cụ ) không thể thiếu :chơm ( hay nơm ) để nơm cá, đúa dậm để xúc cá, rồi lờ, oi đựng cá,cả đến cần câu các loại đều phải nhờ đến cây tre. Đó là chưa kể hết những món linh tinh như cái quạt tre chẳng hạn vân vân và vân vân mà không ai có thể kể hết.
Qủa thật đối với người nông dân Việt Nam ngày xưa, không có gì đa dụng và hữu ích bằng cây tre làng. Có thể nói tre là người bạn đã san sẻ khó nhọc với người nông dân một nắng hai sương. Người nông dân nói riêng và xã hội nói chung cần phải xem cây tre như là ân nhân của mình vậy.
Nhưng đó lại là câu chuyện ngày xưa. Hơn nửa thế kỷ qua đi đã mang lại nhiều thay đổi. Khoa học tiến bộ đã khai sinh ra nhiều chất liệu để thay thế dần cây tre trong xây dựng cũng như trong sản xuất nông ngư nghiệp. Vì thế vai trò của cây tre ngày càng giảm đi. Mặt khác, vai trò che chắn,bao bọc của những hàng tre, khóm tre,lũy tre đối với làng xóm như những bức tường tự nhiên ngăn gió ngăn bão,che nắng che mưa,cũng đang dần dần bị loại bỏ.
Ngày nay, bước vào trong xóm, hai bên không còn là hai hàng tre sánh đôi và ngọn tre giao nhau thành vòm như xưa mà nó đang dần dần được thay thế bằng những hàng rào xi măng cứng nhắc vàcó phần vô cảm. Những con đường làng, đường xóm quê tôi ngày càng tiện dụng nhưng trống trải và xa lạ hơn.Không khí mùa hè ngày càng trở nên oi bức trong khi mùa đông gió bấc thì không gian ngày càng tê buốt lạnh lẽo.
Nhiều lúc tôi hình dung đến một ngày nào đó,cảnh quan kiến trúc của làng tôi , theo đà phát triển, sẽ mang dáng dấp của một ” thị trấn ” với những dãy ” nhà phố ” bên những con đường không còn bóng mát của cây cỏ ! Điều gì sẽ xảy ra ? Chỉ biết có một điều chắc chắn rằng lúc ấy, bóng dáng cây tre sẽ chỉ còn lại trong ký ức và hoài niệm của mỗi người với bao tiếc nuối không thể nào nguôi …
Saigon,Mùa Thu 2011
Thảo Nguyên
Phản hồi (22)
Trần Thị Lài
Tháng Hai 19th, 2012 lúc 01:48Bài viết của chú rất hay. Cháu cũng rất nhớ những hàng tre ấy. Lúc nhỏ, chúng cháu thường cột cái liềm vào 1 cái cây dài rồi đi khều măng về muối để rồi vài ngày sau th được ăn món canh chua rất ngon. Lại nhớ những ngày được ngồi xem các bà, các dì, các chị đan lát. Từ những cây tre đượccá ông các bác đốn xuống, chặt ra, chẻ nhỏ để các bà, các dì, các chị khéo tay đan thành thúng, mũng, trệt, bồ lúa… Những buổi trưa hè, mắc võng ngồi dưới hàng tre thì không cảm giác nào bằng cây tre ngày xưa thật hữu ích .Thế nhưng, ngày nay việc đô thị hoá tiến dần về các làng quê, luỹ tre xưa không còn nữa. Vào một ngày không xa tre chỉ còn là loại cây cảnh hoặc là nằm trong ký ước xa vời của tuổi th thôi. Nhưng đó là quy luật chú ạ. Vì quê mình khó khăn nên mọi người phải đi xa lập nghiệp, bây giờ đô thị về tới nông thôn, lớp trẻ quê mình có công ăn việc làm ngay chính quê hương của mình, người làng mình sẽ được sống ngay tại làng của mình, không chịu cảnh xa quê như các thế hệ trước nữa.Biết đâu nhờ đó mà làng ta không còn cảnh neo đ n, không còn cảnh mẹ già mỏi mắt chờ con, không còn cảnh vợ xa chồng, con xa mẹ nữa chú nhỉ? Điều này đã là rất hạnh phúc phải không chú? Nếu phải hy sinh các hàng tre mà người làng mình được sống sum vầy trên quê hương của mình thì cũng là điều đáng mừng phải không chú?
Hoàng Công Lý
Tháng Hai 20th, 2012 lúc 01:07Xin lỗi, cho mình hỏi có phải bạn là Lài học cùng lớp mình hồi xưa không?
Trần Thị Lài
Tháng Hai 20th, 2012 lúc 01:16M ình c ũng kh ông bi ết n ữa b ạn HOANG CONG LY a.M ình ch ưa bi ết b ạn l à ai? ở x óm n ào? Minh t ên L ÀI, sinh n ăm 1986, m ình h ọc o tr ư ờng l àng t ừ l ớp 1 cho đ ến l ơp 3. M ình nh ớ m ình h ọc l ớp 3B do th ầy HI ỂN l àm ch ủ nhi ệm. kh ông bi ết c ó h ọc c ùng b ạn kh ông nh ỉ
Hoàng Công Lý
Tháng Hai 20th, 2012 lúc 02:38Oh, vậy không đúng rồi. Anh lớn hơn 8 tuổi lận. Hồi đó lớp anh cũng có bạn tên Lài ở xóm Nguyễn, thấy em trẻ tuổi, phận nữ nhi mà tâm huyết với quê hương như vậy, bọn anh thế hệ đi trước, nam nhi nhiều chí mà chưa làm gì được. Hỗ thẹn lắm thay! Chúc em xây dựng nên tinh thần vì quê hương trên đất Đà Nẵng
Bé Lành
Tháng Hai 20th, 2012 lúc 04:13ôI, Anh Lý dạo ni coi phim kiếm hiệp nhiều hay răng mà dùng ngôn ngữ của phim ko vậy hề ” Phận nữ nhi, hỗ thẹn…” haha. Mấy O làng mình thì phải tâm huyết rồi, bởi vậy mấy chú phải vùng lên phấn đấu và vận động đi chứ?
Hoàng Công Lý
Tháng Hai 20th, 2012 lúc 07:05Hihi, không phải giống phim kiếm hiệp mà giống “Hịch tướng Sỹ”. Như tinh thần của bài hịch lụm được này vậy:
“Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.
Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Pháp dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo…
Thật khác nào:
Đem cổ tích biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.
Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Đi bộ A tít, Cam ry
Hàng không Elai, Xi pic.
Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.
Thật là so với:
Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,
Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Mét vê đép,
Ta nào có kém gì?
Thế mà, nay các ngươi:
Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
Tiến sỹ a? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
Ham mát xa giống nghiện “u ét đê”
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm
Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu
Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ
Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.
Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na niếc na nô?
Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên.
Cho nên:
“Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua
“Công nghệ tốt” mà không người áp dụng.
Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.
Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
Hiện đại hóa ư? vẫn bám đít con trâu
Công nghiệp hóa ư? toàn bán thô khoáng sản
Biển bạc ở đâu, để Vi na shin nổi nổi chìm chìm, lưởi bò liếm liếm
Rừng vàng ở đâu, khi bô xít đen đen đỏ đỏ
Thật là:
“Dân gần trăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”!
Nay nước ta:
Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!
Chỉ e:
Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.
Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.
Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.
Hỡi ôi,
Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo
Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu.
Nay ta bảo thật các ngươi:
Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy;
Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
Mà lo học tập chuyên môn
Mà lo luyện rèn nhân cách
Xê mi na khách đến như mưa
Vào thư viện người đông như hội
Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chẳng phải là to
Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ
Được thế thì:
Kiếm giải thưởng “Phiu” cũng chẳng khó gì
Đoạt Nô ben không là chuyện lạ
Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lơ xút, xuống Rôn roi
Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi la, ra Rì sọt.
Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng,
Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,
Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm.
Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một,
Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền.
Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng
Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng
Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?
Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược
Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh.
Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử.
Vì:
Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung
Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục
Giữ một ngọn cỏ, cành cây, giọt nước trong giang sơn ta cũng làm ta quên ăn mất ngũ
Mà các ngươi cứ điềm nhiên lo tranh quyền đoạt lợi
Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.
Nếu vậy rồi đây không biết dân Việt ta đi về đâu nữa, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?
Trí thức là nguyên khí quốc gia
Cho nên ta mới thảo Hịch này
Xa gần nghiên cứu
Trên dưới đều theo!”
Trần duy vinh
Tháng Hai 20th, 2012 lúc 07:17Lý ơi!hình như Lài học lớp mình ơ daklak .Răng thấy nữ nhi mà nam nhi nhận bạn liền rứa?Thì ra xóm nguyễn có hai hoa lài,có gì Lý liên hệ với Quý vì Quý phụ trách mảng đó mà
Trần Thị Lài
Tháng Hai 20th, 2012 lúc 07:17Hay ! hay tuyệt cú mèo ! phản ảnh rất chi là trung thực, rất chi là sống động của xã hội T’N’ này
Trần Thị Lài
Tháng Hai 20th, 2012 lúc 07:21Em ở x óm Nguy ễn ng ư ợc m à, X óm ch ú Linh ( ban nh ạc) í. X óm em c ó 1 d ì t ên L ài ( n ăm nay l ớn tu ổi r ồi). c òn tu ổi tr ẻ th ì m ình em t ên L ài th ôi
Hoàng Thành Việt
Tháng Hai 20th, 2012 lúc 07:25đúng là hoàng công lý. tên hay lắm
Trần duy vinh
Tháng Hai 20th, 2012 lúc 07:39Hay quá lý ơi!mà răng có dụ chi mà đi mác sa mà trả tiền bằng đôla
Trần duy vinh
Tháng Hai 20th, 2012 lúc 07:49To:tranthilai:có lài học lớp anh mà xóm đó anh cũng hay lên vì có nhà o anh ở đó.
Hoàng Công Lý
Tháng Hai 20th, 2012 lúc 13:10Ah, Thì ra cũng trùng hợp như vậy nên mình nhận lộn người quen. Bạn Lài ở Đà Nẵng có gì liên hệ anh Trần Duy Vinh để khiếu nại răng mà Đà Nẵng không họp hội đồng hương trẻ nghe.
Trần Thị Lài
Tháng Hai 21st, 2012 lúc 00:54anh tran duy vinh oi. anh sinh nam bao nhieu? Lai _ ban cua anh bao nhieu tuoi? con cua ai anh biet ko?anhc ung o da nang a? cho em sdt nhe de anh em lien lac voi nhau, lau lau con gap mat thay the CLB tre chua duoc hinh thanh o da nang
Trần duy vinh
Tháng Hai 21st, 2012 lúc 02:37Anh sinh nam 1978 dang o da nang anh cung mong HDH ND duoc tai lap thi minh thanh lap clb ban tre co y nghia hon ma de anh tho giao ban anh hoi xem clb ban tre hoat dong nhu the nao vi ban anh la chu nhiem clb ban tre o tphcm do
Trần Thị Lài
Tháng Hai 21st, 2012 lúc 08:10hihi. vay la tuoi Ngo.cung tuoi voi chong em. vay anh lien lac voi ban cua anh xem the nao, roi minh tien hanh. anh sang lap di. em ung ho. anh dang o duong nao cua da nang vay? em o hoa khanh
vu thi minh yen
Tháng Ba 31st, 2012 lúc 12:48bai cua chu hay lam do. chau cam on chu nhieu ve bai lam nay lam.
Nguyễn Khánh
Tháng Sáu 7th, 2012 lúc 21:20Nhớ Làng quá!!!
nguyen huy hung
Tháng Bảy 4th, 2012 lúc 16:05bai nay cho em chep hay lam do cam on nha
HOANG CONG LY
Tháng Mười 15th, 2012 lúc 15:06bai cug dc nhug con thieu y doa nha
Hoàng Công Lý
Tháng Mười 15th, 2012 lúc 16:25Chà có ai trùng tên mình vậy cà, hân hạnh, hân hạnh
Đàm Quang Huy
Tháng Tư 14th, 2014 lúc 21:30bài thơ gì mà dài dữ zậy?
Bình luận