NỖI BUỒN MANG TÊN MEKONG 20-12-2014 Thao Nguyen

lower_mekong_dams_map

          Thông tin về việc Lào sắp hoàn tất quá trình tham vấn các nước để xây thủy điện Don Sahong  trên dòng chính sông Mê kông, đã khiến không ít người Việt giật mình. Bởi qua thông tin này mới biết dự án con đập Xayabury  vài năm trước đây, vốn gây nhiều tranh cãi, có lúc tưởng Lào đã “nghĩ lại và dừng dự án”, thì hóa ra đến nay họ đã “lặng lẽ” bắt tay thực hiện và đã hoàn tất tới 30%. Như vậy thì con đập thứ hai Don Sahong này có thể nào lại không rơi vào tình huống tương tự?

          Rõ ràng là trong thời đại phát triển, đất chật người đông hiện nay, quốc gia nào cũng đặt lợi ích kinh tế  lên trên hết – và việc lợi dụng dòng chảy của các con sông để làm thủy điện trở nên tất yếu và  phổ biến. Nên không lạ gì khi trên dòng chảy của con sông Mekong (chảy từ Tây Tạng qua 6 nước: Trung Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam)   hiện đang có đến không dưới 19 dự án thủy điện, trong đó 6 con đập trên lãnh thổ Trung Quốc đã hoàn thành, 1con đập trên lãnh thổ Lào (đập Xayabury) đang xây dựng và số còn lại sẽ xây dựng, trong đó có Don Sahong.

           Vấn đề là bên cạnh những lợi ích về nguồn năng lượng thấy rõ trước mắt, thì những thiệt hại to lớn về các mặt kinh tế khác trong đó có nông, ngư nghiệp cũng theo đó mà phát sinh, sẽ ngày càng trầm trọng và thách thức nếu tất cả các dự án trên được thực hiện, đặc biệt đối với lãnh thổ quốc gia ở cuối nguồn như Việt Nam là đồng bằng sông Cửu Long.

          Ai cũng biết đồng bằng sông Cửu Long chính là vựa lúa quan trọng của Việt Nam và mạng lưới sông rạch chằng chịt bắt nguồn từ “chín cửa” của dòng sông Cửu Long ở đây cũng là vựa cá  đáng kể của Nam bộ. Bởi dòng chảy tự nhiên của sông Mekong từ thương nguồn đã mang phù sa đến đây làm cho đất ngày càng mầu mỡ, cho cá tôm nẩy nở sinh sôi. Dân Nam bộ xưa nay đã quen sống chung với lũ hằng năm và không hề coi lũ lài tai họa mà là cơ hội cho mùa màng  và đánh bắt thủy sản.

          Nhưng vài năm qua, chỉ mới vài con đập hình thành ở thượng nguồn thôi mà đồng bằng sông Cửu Long đã có dấu hiệu vắng bóng mùa nước nổi. Sẽ ra sao khi hàng loạt con đập ở thượng nguồn sẽ xây xong nay mai? Việt Nam ta sẽ kêu cứu với ai đây? Với Uỷ hội sông Mekong (MRC) – chỉ có 4 nước ký hiệp định là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam? (Trung Quốc và Myanma không ký). Hay với Liên minh bảo vệ sông Mekong (SMC)? Hay với ASIAN? Liệu những tổ chức này có tác động được vào quyết định của những quốc gia đang có dự án?

          Đó quả là những nỗi lo – mà cũng là nỗi buồn… Nỗi buồn mang tên Mekong.

          *Bài:Vinh Lộc – Ảnh : nguồn internet

            (Trích từ www.langkemonsaigon.com)

Bình luận

Chưa có bình luận nào.

Bình luận

get avatarWant your picture next to your comment?
Join Gravatar and upload your photo, completely free! (opens in new window)

Tên *
E-Mail *
Trang web


Tin tức khác