NHỮNG HÌNH ẢNH PHÁO HOA NGHỆ THUẬT 21-02-2013 minhhien
Những hình ảnh pháo hoa nghệ thuật do anh Larry Hoang gửi về, xin gửi để bà con chiêm ngưỡng
Subject: Hình thù lạ của pháo hoa khi chụp ” kỹ thuật ” rất đẹp.
Hình thù lạ của pháo hoa khi chụp ” kỹ thuật ” rất đẹp.
Bảo đảm bạn sẽ bị choáng ngợp trước những chùm ánh sáng đa sắc nở bung giữa trời…
Chùm pháo giống hệt vi sinh vật nhìn dưới kính hiển vi.
3 ngôi sao chổi đang “rượt đuổi” nhau.
Nguyên một đóa sen hồng luôn nhé!
Chùm pháo trông giống một chú sứa biển đang bơi.
Hai bông hoa có cánh hình rẻ quạt.
Pháo hoa sáng rực một góc trời.
Bó hoa màu xanh.
Cơn mưa ánh sáng.
Trái chôm chôm.
Khoảnh khắc đẹp nhất khi chùm pháo nổ bung.
Khoảng thời gian giữa hai hành động bấm và nhả nút chụp chính là thời gian phơi sáng…
Thời gian phơi sáng càng dài thì điểm sáng chuyển động trong hình càng mờ ảo.
Hoa sen trắng.
Hoa cúc màu hồng.
Mặt trời và… quả dứa.
Trái tim nằm giữa các điểm sáng lấp lánh trông thật giống hoa bồ công anh.
Thật ấn tượng phải không nào?
Từ lâu, những màn trình diễn pháo hoa luôn là tâm điểm trong các lễ hội lớn trên thế giới. Pháo hoa tuy đẹp nhưng lại chỉ bừng sáng trong giây lát, bởi thế người ta đã nhờ tới nhiếp ảnh để mãi mãi lưu lại khoảnh khắc bừng sáng tuyệt vời của chúng.
Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng chùm ảnh pháo hoa đẹp mắt trong Lễ hội pháo hoa Quốc tế diễn ra vừa qua tại thủ đô Ottawa, Canada.
Những chùm ánh sáng đa sắc nở bung giữa trời.
Chùm pháo giống hệt vi sinh vật nhìn dưới kính hiển vi.
3 ngôi sao chổi đang “rượt đuổi” nhau.
Nguyên một đóa sen hồng luôn nhé!
Hàng năm, Lễ hội pháo hoa Quốc tế là dịp để công chúng đánh giá sản phẩm của những công ty pháo hoa hàng đầu thế giới. Lễ hội năm nay có sự góp mặt của 4 đội thi đến từ Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Tây Ban Nha.
Khuôn mặt với đôi mắt “sáng ngời”.
Chùm pháo trông giống một chú sứa biển đang bơi.
Hai bông hoa có cánh hình rẻ quạt.
Các nhiếp ảnh gia cũng không bỏ lỡ cơ hội hiếm có này. David Johnson, một nhiếp ảnh gia người Canada đã miệt mài tác nghiệp trong suốt tuần diễn ra lễ hội, để cho ra mắt bộ ảnh pháo hoa được chụp bằng kỹ thuật phơi sáng dài.
Pháo hoa sáng rực một góc trời.
Bó hoa màu xanh.
Cơn mưa ánh sáng.
Trái chôm chôm.
Phơi sáng dài là kỹ thuật khá lý tưởng để chụp các điểm sáng chuyển động trong đêm. Đối với pháo hoa, thời gian phơi sáng thường dao động trong khoảng 4-10 giây, từ lúc vệt sáng được bắn lên đến khi pháo tàn. Trong đó thời điểm chùm pháo nổ bung ra là đẹp nhất, người chụp phải căn thời gian thật chuẩn mới nắm bắt được khoảnh khắc này.
Khoảnh khắc đẹp nhất khi chùm pháo nổ bung.
Khoảng thời gian giữa hai hành động bấm và nhả nút chụp chính là thời gian phơi sáng…
Thời gian phơi sáng càng dài thì điểm sáng chuyển động trong hình càng mờ ảo.
Tác giả tiết lộ “bí kíp” của mình như sau: “Ngay khi nghe tiếng “chiu” của pháo hoa được bắn lên không trung, tôi sẽ bắt đầu phơi sáng chệch nét*, đến khi có tiếng pháo nổ “bụp” thì nhanh chóng lấy lại nét”. Thủ thuật này gây ra một hiệu ứng độc đáo, tạo nên những hình thù lạ mắt như các bạn thấy trong hình.
Hoa sen trắng.
Hoa cúc màu hồng.
Mặt trời và… quả dứa.
Trái tim nằm giữa các điểm sáng lấp lánh trông thật giống hoa bồ công anh.
Thật ấn tượng phải không nào?
(*) Lấy nét là di chuyển ống kính cho đến khi hình ảnh của đối tượng hiện lên sắc nét nhất qua phim.
Phơi sáng chệch nét chính là việc bấm giữ nút chụp, đồng thời di chuyển ống kính để làm chệch nét, khiến các điểm ảnh chệch khỏi vị trí ban đầu và do đó bị mờ đi.
:::::::::::::::::::::::::::::: :::::::::::::::::::::::::::::: :::::::::::::::::::::::::::::: :::
Pháo hoa – từ lịch sử tới bí kíp tạo hình .
Đằng sau thứ ánh sáng hào nhoáng, muôn hình vạn vẻ của những “bông hoa trên trời” là cả một sự kì công chế tạo cùng rất nhiều bí ẩn chưa được tiết lộ…
Lịch sử pháo hoa
Thuốc súng chính là một trong bốn phát minh vĩ đại nhất của người Trung Quốc. Hơn 1.000 năm về trước, họ đã tìm ra hỗn hợp bột lưu huỳnh, bột than, kali nitrat có khả năng cháy và nổ cực mạnh mang tên “thuốc nổ đen”. Song thay vì việc chế tạo những vũ khí tối tân đương thời thì người Trung Hoa lại dùng nó để làm nên pháo bông giải trí. Dân tộc này lần đầu tiên trên địa cầu phát kiến ra hình thức tiêu khiển vua chúa rất sang trọng: ngắm pháo bông. Nhưng mấy ai biết rằng, đằng sau thứ ánh sáng hào nhoáng, muôn hình vạn vẻ của những “bông hoa trên trời” đó là cả một sự kì công chế tạo cùng rất nhiều bí ẩn chưa được tiết lộ…
Sự ra đời của pháo gắn liền với hai giai thoại về Lý Điền ở thế kỉ thứ VII. Có người nói rằng, ông chính là người chế ra tiền thân của pháo bông, nhằm xua đuổi tà ma, cứu giúp dân chúng. Nhưng người khác lại nói, Lý Điền dùng pháo bông để trị bệnh cho vua Đường Thái Tông và được phong làm Bộc Trúc tổ sư. Tuy là tổ tiên của hình thức nghệ thuật này nhưng chính người Tây Âu đã đưa loại hình trình diễn này đạt tới đỉnh cao. Người Ý đã bị mê hoặc với pháo bông kể từ khi nhà thám hiểm Marco Polo đã mang pháo nổ từ Phương Đông trở về vào năm 1292. Vào thời kì Phục hưng ở châu Âu (1400 -1500), người Ý đã phát triển, tạo ra thêm nhiều màu sắc cho pháo, cải tiến kĩ thuật bắn pháo, giúp pháo bông phát triển thành pháo hoa.
Bắn pháo hoa trên sông Themes, London năm 1974.
Ở Anh, pháo hoa cũng trở nên phổ biến trên khắp đất nước dưới triều đại của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhất. Thậm chí, nữ hoàng yêu thích pháo hoa đến độ bà nghĩ ra một tước hiệu mới mang tên “Ngọn đuốc sáng nước Anh” (Fire Master of England). Và sau này, trong lễ đăng quang của mình, Hoàng đế James Đệ Nhị cũng tự phong tước vị đó cho mình vì ông rất mê vẻ đẹp của bông pháo khi tỏa sáng. Từ đó trở đi, biểu diễn pháo hoa đã trở thành một nghi lễ quan trọng của hoàng gia.
Cấu tạo pháo hoa
Pháo hoa gồm có hai phần chính là bộ phận phóng (nòng súng, pháo, làm nhiệm vụ phát nổ đưa pháo lên không trung) và phần pháo cháy (phần sẽ phát nổ và tạo ra những hình thù khác nhau). Trong phần pháo chính, người ta trộn vào đó rất nhiều những chất phụ gia tạo màu bên cạnh thuốc nổ đen, chủ yếu gồm hỗn hợp các muối hóa học khi cháy sáng ở nhiệt độ cao thì phát ra thứ ánh sáng có màu đặc trưng.
Nếu như ánh sáng vàng có từ hỗn hợp nhôm và magiê cháy ở nhiệt độ 1.500 độ C thì khi nhiệt độ lên tới 3.000 độ C, màu trắng ấy chuyển thành tia lửa trắng lấp loáng. Bên cạnh đó, màu xanh lá cây do bari nitrat tạo ra, màu đỏ của muối clorua kim loại stronti… chúng đều là những màu sắc nguyên thủy của pháo hoa. Sau này, với sự nghiên cứu và tìm tòi của những nghệ nhân, màu sắc pháo hoa đã đa dạng hơn rất nhiều: muối đồng clorua cho màu xanh da trời, màu đỏ và xanh da trời trộn với nhau tạo nên màu tím lãng mạn và các ánh hồng, da cam do bột than cháy tạo ra. Tất nhiên, công đoạn tinh tế này là cả một nghệ thuật công phu, có như thế mới ra sáng tạo ra được những bức họa ánh sáng hoàn hảo trên bầu trời đêm.
Bí quyết tạo hình
Bí quyết tạo hình cũng là một đi%
Bình luận
Chưa có bình luận nào.