GIẢI MÃ TÊN LÀNG (Kỳ 2): Ý NGHĨA CỦA HAI TỪ “KẾ MÔN” 17-11-2022 Thao Nguyen

      Trước hết cần xác định rằng hai chữ Kế Môn tên của làng là chữ Hán. Cho nên phải dịch nghĩa từ chữ Hán:

    CHỮ KẾ ( 繼, 計, 薊 )

   Trong chữ Hán có 14 chữ được đọc và viết theo tiếng Việt là Kế. Trong đó có hai chữ Kế thông dụng nhất mà chúng ta luôn sử dụng gọi là từ Hán Việt đó là:


1-繼: Chữ kế này có nghĩa là nối tiếp, tiếp theo như: kế vị 繼 位,kế thừa 繼 承 ,kế tục 繼 續 ,繼 室 kế thất, kế phụ 繼 父, kế mẫu 繼 母, kế thế 繼 世 có câu “tiền phó hậu kế”(前 仆 後 繼) người trước ngã xuống người sau tiếp tục (chữ phó trong này có nghĩa là chết cho nên khi có người chết (ngã xuống) thì lập cáo phó có nghĩa báo tin có người chết).


2 Chữ kế này có nghĩa là: mưu kế, kế sách. Chỉ sự tinh toán như: 百 計 bách kế, 妙 計 diệu kế, 謀 計 mưu kế, 計 畫 kế hoạch, 計 算 kế toán, vv…

     Chữ KẾ trong tên làng chúng ta là chữ KẾ này: . Chữ Kế này có các nghĩa sau:


     1-Tên chỉ chung một loài thảo mộc thuộc họ cúc đó là cỏ kế. Loại cỏ này có khoảng 150 giống. Về hình dáng và đặc điểm chung của loài cỏ này là: thân to, lá mọc so le hình bầu dục, rìa lá giống như vi cá có gai nhọn và sắc, hoa hình tự đầu màu đỏ tía, tím nhạt  hoặc màu trắng. Có 2 loại là đại kế và tiểu kế đều là dược liệu.
   

   +Cây đại kế tên dân gian gọi là cây ô-rô cạn, cây sơn ngưu, tên  khoa học là: cirsium japonicum. Anh Bùi Viết Phú người làng đang sống ở Mỹ rất rành loài cây này, anh cho biết ở Mỹ gọi là thistle. Ở làng loại đại kế hoang dã cũng có mọc rải rác ở các vùng đất trằm trong rú, còn loại thuần chủng ở Đà lạt có hoa rất đẹp.

y tiểu kế tên dân gian là cây thích nhi trà, loại hoa đỏ tía gọi là: cỏ lục hồng hay cỏ nụ hồng. Ở làng Kế Môn ai cũng gọi là cây cỏ xước vì lá nó có gai dễ bị xước tay khi nhổ, nhưng cây cỏ xước là loại cây khác. Tên khoa học của cây tiểu kế là: cirsium segetum bunge. Cây này ở làng theo các người già nói xưa kia “chỗ mô cũng có” nhưng giờ thì hơi hiếm vì người các nơi tới đã nhổ về bán cho các nhà làm thuốc.

     2-Tên của vùng đất gọi là: Kế Môn lập thời Đường Huyền Tông ở Ngư Dương Hà Bắc Trung Quốc.
     3- Họ Kế

     Chữ KẾ 薊 gồm 3 bộ thủ hợp thành:

-Bộ: Thảo 艸 (艹: cây cỏ (thảo mộc) nguyên là chữ: 草

-Bộ: Ngư: 魚: cá

– Bộ: Đao: 刂 nguyên là chữ  刀 có nhiều nghĩa trong đó có nghĩa là: con dao, cái đao mà ta dùng thường ngày, binh khí dùng để chém giết như: đại đao: 大 刀 (chỉ chung vật sắc nhọn).

.

     -CHỮ  MÔN ( )


     Trong chữ Hán có 15 chữ được đọc và viết theo tiếng

Việt là Môn. Chữ môn trong kế môn là: . Chữ Môn này có rất nhiều nghĩa:


     1-Cái cửa, cái cổng nhưng phải là 2 cánh còn cửa 1 cánh gọi là Hộ 戶. Chỉ chung lối ra vào như: lí môn: 里 門 cổng làng, thành môn 城 門 cổng thành – lổ hổng, lổ trống, cửa miệng đồ vật các lổ khiếu trên thân thể như: áp môn (lổ cống) 閘 門, giang môn (lổ đít) 肛 門 thường gọi là hậu môn. “Cẩn thủ tứ môn nhãn, nhỉ, tị, khẩu”: cẩn thận canh giữ bốn khiếu mắt, tai, mũi, miệng  謹 守 四 門 眼 耳鼻 口.

     2-Chỗ then chốt, mối manh: như “đạo nghĩa chi môn”: cái then chốt đạo nghĩa: 道 義之 門, “chúng diệu chi môn” cái then chốt của mọi điều nhiệm mầu: 眾妙 之 門

     3-Nhà, họ, gia đình, gia tộc: như danh môn 名 門 nhà có tiếng tăm, vọng môn 望 門 gia thế tiến tăm hiển hách. Chữ Môn trên cổng của các họ có nghĩa là họ.

     4-Học phái, tông phái: như: Khổng môn 孔門 Phật môn 佛 門. Tông phái cũng có nghĩa là họ: thập nhị tôn (tông) phái: mười hai họ.

     5-Loài, loại, thứ, ngành: như phân môn 分 門 chia ra từng loại, từng loài, từng thứ. Chuyên môn: 專 門 chuyên ngành.

.

     Qua từng nghĩa của chữ môn 門 đã nêu trên thì chữ môn trong hai chữ Kế Môn có nghĩa là: loài ( môn trong phân  môn).  Như vậy qua phân tích hai chữ Kế Môn theo Hán tự thì nghĩa đen của hai chữ này có nghĩa là: loài cỏ kế. Đúng với câu: “Hàn kinh kế môn diệp” vì: “kế môn diệp” có nghĩa là lá của loài cỏ kế.

     Nhưng hai chữ Kế Môn này xét về ý nghĩa thì chỉ là tên của một loài thảo mộc chứ không phải là mỹ tự vì khi đặt tên cho làng theo chữ Hán thì thường lấy các mỹ tự để gởi gắm tâm tư nguyện vọng, kỳ vọng của dân chúng vào trong đó, thí dụ như làng Vĩnh Xương: Vĩnh: 永: mãi mãi, dài lâu. Xương: 昌: hưng thịnh. Vĩnh Xương có nghĩa là hưng thịnh mãi mãi. Cho nên câu hỏi được đặt ra là vì sao ngài Hoàng Hối Khanh lại lấy hai chữ Kế Môn để khởi xướng. Có phải chăng chỉ đơn thuần là do đặc điểm ở làng có nhiều cây cỏ kế? Hay là tâm nguyện của ngài muốn gởi gắm điều gì đó trong hai chữ Kế Môn? Có lẽ là vậy vì ngài là một văn nhân, một chính trị gia lỗi lạc đương thời.

.

  • HOÀNG HỐI KHANH VỚI HAI CHỮ KẾ MÔN: “SỬ TRONG CHỮ”

      Tháng 7 năm 1407, trước áp lực cả hai mặt Hoàng Hối Khanh không chịu đầu hàng quân Minh và không muốn bị giặc bắt nên đã quyết định ẩn trốn. Ngài được những người thân cận đưa về Kẻ Vạy trốn ở khu rừng sát với đập Đồng Dạ ngày nay. Trong thời gian ở đây ngài được những người dân và những chàng trai đầy lòng yêu nước bảo vệ và thực hiện kế hoạch vượt biển để đưa ngài ra Bắc tìm đường cứu nước đánh đuổi quân xâm lược.

      Chính tại nơi đây khi chiều về nhìn những con người không ngại gian khổ sẵn sàng hy sinh vì sự độc lập sau một ngày làm việc vất vả, trên vai nặng gánh củi lần bước qua những bãi cỏ kế mà vẫn hồn nhiên cất lên lời ca của những bài ca dân giả trên đường về nhà, ngài đã cảm tác câu thơ:

       “Cỏ Lục Hồng  Tiều Phu Ca Hát

       Khói Lam Chiều  Lần Bước Cô Thôn”

      Và trong giây phút đầy cảm xúc đó hai chữ Kế Môn đã xuất hiện ở trong lòng ngài để rồi sau đó ngài khởi xướng lấy hai chữ này để đặt tên cho cái nơi đã đánh dấu một mốc lịch sử trong cuộc đời của ngài. Vậy hai chữ Kế Môn trong ý tưởng của ngài mang hàm ý gì? Do bị thất truyền cho nên đây là một ẩn số, vì thế muốn giải mã điều này là rất khó để mọi người tán đồng. Dựa trên câu chuyện của một vị tiền bối đã kể cho tôi nghe, tôi xin lý giải hàm ý của hai chữ Kế Môn qua câu thơ cổ bằng chữ Hán như sau:

          薊    門     何   處     盡        堯        封:

       KẾ MÔN  HÀ XỨ  TẬN NGHIÊU PHONG
      (Vùng đất nào ở Kế Môn được phong cho con cháu  Đế Nghiêu)


      Đây là một câu trong bài thơ: Chư Tướng Kỳ của nhà thơ Đỗ Phủ thời sơ Đường. Câu thơ này tôi được cụ Hoàng Ngọc Hiến người họ Hoàng Ngọc làng Hiền Lương đọc cho tôi nghe vào năm 1988. Cụ Hiến trước kia là một quan nhỏ dưới triều vua Bảo Đại. Sau khi vua Bảo Đại thành lập Đế Quốc Việt Nam, cụ chuyển qua làm việc ở bộ Tài chính của chính phủ Trần Trọng Kim do cụ Hồ Tá Khanh người làng Kế Môn làm bộ trưởng (CP này tồn tại chỉ trong 4 tháng 17/ 4 đến 5/8 năm 1945).

       Cụ Hiến kể về cụ Hồ Tá Khanh như sau:

      “Cụ là một người điềm đạm và mực thước lắm. Cụ biết tui là họ Hoàng Hiền Lương nên cụ đối với tui cũng có sự ưu ái. Có lần nói chuyện về làng của cụ thì cụ cho rằng tất cả ý nghĩa hai chữ Kế Môn làng cụ đều ở câu thơ: “Kế môn Hà xứ tận Nghiêu phong” nhưng cụ không thích nghĩa. Cháu về làng hỏi mấy ôn biết chữ Hán coi có ôn mô biết khôn”.


      Đây là câu thơ cổ thì làm sao ở làng có ai biết được. Còn bài thơ và tác giả của câu thơ thì trong quá trình tìm tòi chữ Kế Môn trong tự điển Hán nôm trên mạng tôi mới biết được. Nhưng không biết ý nghĩa trong câu thơ này.

      Năm 2016 khi về tảo mộ để tìm nguồn gốc của các họ tôi có đọc cuốn sách “Bách tính gia” trên mạng và tôi đã tìm ra được ý nghĩa của câu thơ: “Kế môn Hà xứ tận Nghiêu phong” này:

Sau khi diệt nhà Thương lập nên nhà Chu. Chu Vũ Vương đã cắt đất cho các chư hầu (mỗi chư hầu là một nước nhỏ của Thiên Triều Chu), trong đó có 3 quốc khách (quốc khách nghĩa là nước không bị lệ thuộc thiên triều, chỉ là khách). Một trong số quốc khách đó có vùng đất Trần được phong cho con cháu của Đế Nghiêu Đế Thuấn để tưởng nhớ đến công đức của hai vị này (thời Tam hoàng Ngũ đế) gọi là nước Trần. Sau đó bị nước Sở chiếm vào thế kỷ thứ 10 TCN. Dân chúng ở đây lấy tên đất làm họ tức là họ Trần. Và chính ở vùng đất này thời Chu Vũ Vương có người tên là Vĩ Mãn con của Ngu Yên cũng là hậu duệ của Ngu Thuấn đã lập nên họ Hồ.

     Đến thời nhà Đường vua Đường Huyền Tông lập nên quan ải Kế Môn và vùng đất phong cho con cháu Đế Nghiêu xưa kia cũng nằm trong đất của quan ải Kế Môn này (Ngư Dương Hà Bắc TQ). Cho nên Đỗ Phủ mới hỏi: “Kế môn hà xứ tận Nghiêu phong”. Ở nước ta khi Hồ Quý Ly lập nên triều đại nhà Hồ lấy quốc hiệu là: Đại Ngu có ý nói mình là dòng dỏi của Nghiêu Thuấn và mong muốn đất nước thanh bình thịnh trị như thời Nghiêu Thuấn.


     Như vậy hai chữ Kế Môn mà ngài Hoàng Hối Khanh khởi xướng chính là tên của quan ải Kế Môn, nơi mà xưa kia là nguồn cội của Họ Trần và Họ Hồ. Bởi vì:


      -Hai triều đại Trần và Hồ ở nước ta là nơi con đường công danh và sự nghiệp của ngài bắt đầu và kết thúc.

-Ngài muốn qua hai chữ Kế Môn này để đánh dấu cái mốc quan trọng của cuộc đời và sự nghiệp của mình.

      -Ngài muốn qua hai chữ Kế Môn này để tỏ rõ là ngài vẫn trung thành chứ không có ý phản Hồ.

     -Dù đang trong hoàn cảnh gian nan và nguy hiểm nhưng ngài vẫn mơ đến cảnh thanh bình thịnh trị của đất nước về sau và qua hai chữ Kế Môn này để củng cố niềm tin và quyết tâm cho những người cùng chí hướng với ngài trên con đường kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược.

       Đó là tất cả những gì mà ngài Hoàng Hối Khanh mong muốn khi ngài khởi xướng hai chữ Kế Môn để đặt tên cho làng xưa kia và ý nghĩa của nó cũng là ẩn số đối với các thế hệ hậu sinh ngày nay.


      Đến khi quân Minh bắt đổi tên làng thì các bậc tiền bối của làng đã lấy hai chữ Kế Môn mà ngài Hoàng Hối Khanh khởi xướng để làm tên mới của làng, bởi vì về nghĩa đen thì chỉ là tên của một loài cỏ và là tên một địa danh bên Tàu nên không sai quy định của giặc Minh. Nhưng bên trong hai chữ Kế Môn lại ẩn tàng một câu chuyện lịch sử đầy bi tráng của làng. Mà lại là lịch sử truyền khẩu bí mật cho nên đời sau khó mà giải thích, vì hai chữ Kế Môn là: “Sử Trong Chữ”.

       *Trần Duy Huấn

            (Huế – 2018)

Bình luận

Chưa có bình luận nào.

Bình luận

get avatarWant your picture next to your comment?
Join Gravatar and upload your photo, completely free! (opens in new window)

Tên *
E-Mail *
Trang web


Tin tức khác