DÒNG SÔNG Ô LÂU HUYỀN THOẠI 01-12-2012 minhhien
Đặng Hữu Hùng
Trường Sơn hùng vĩ gánh trọn khúc ruột miền Trung trong lòng như vòng tay ôm gọn đứa con thơ dại.Thừa Thiên-Huế có dãy núi Truồi cao vời vợi 905 mét.Từ đó dòng nước mội rỉ thấm thành khe, suối, thác, ghềnh, hợp lưu thành dòng sông quanh co lượn vòng theo độ chênh xuôi về đồng bằng ra biển cả, cánh Đông-Nam tạo ra sông Truồi, sông Nông, phía Đông-Bắc có Hương Giang, sông Bồ, sông Ô-Lâu.
Từ phía tây xã Phong Mỹ (khoảng 12km) có ngã ba khe gọi là Tam Dần (ba ông cọp dữ) là khởi đầu của con sông Ô Lâu và sông Bồ. Dòng Ô-Lâu chảy lượn vòng ôm gọn huyện Phong Điền (xã Phong Mỹ, Phong Thu, Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương, bờ đông Ô-Lâu có Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa …Mùa hè nước chảy êm đềm, dòng trong xanh, mát mẻ, sang đông thời lạnh giá, nước ngập dòng lai láng bốn bề toàn nước lũ..các xã cuối dòng chìm trong bão lũ_Sau lụt thiên nhiên trả lại phù sa màu mỡ làm xanh tốt ruộng đồng, cây cỏ tốt tươi, nguồn lợi hải sản phong phú làm cho đời sống cư dân được ấm no phát .
Ngược dòng lịch sử (1303) thời vua Trần Anh Tông, nàng công chúa Huyền Trân đã ngậm ngùi chia tay gia đình, tổ quốc, mang thân ngà ngọc đổi lấy giang sơn trở thành hoàng hậu Jaya Sim havarmen III của vua Chiêm Thành là Chế Mân..Ô-Lâu lặng buồn đưa tiển người con gái lấy chồng xa xứ và những giọt lệ ra đi đã còn in lại dấu vết yêu thương:
“Yêu em anh cũng muốn vô, sợ truông nhà Hồ , sợ phá Tam Giang,……….”
Đến 1335 vua Trần di dân Nam tiến tản mạn thưa thớt ở đôi bờ. Mãi 1391-phái tướng tài Đặng Tất mang binh lập chính, lập dân lập điền thổ, lập quân binh được phong chức Đại Tri Châu Hóa Châu cùng nhân dân xây dựng kính tế – Riêng về quân sự lấy binh pháp của Ngô Quyền,Trần Hưng Đạo xây dựng chiến lược Thủy Binh để huấn luyện binh sỹ vững mạnh để có những chiến thắng Bô Cô, Ái Tử, sông Lam.v.v…bên cạnh hướng nông trong vùng Hóa châu để lấy lương nuôi binh sỹ .
Tuy dòng Ô-Lâu nhỏ bé nhưng giao thông nối tiếp mọi miền từ cửa Việt, cửa Tùng đến Thuận An tạo ra lối đi chính của thưở xa xưa…Thời chúa Nguyễn Hoàng thì rôn ràng kẻ ngược người xuôi tấp nập về Phú Xuân xây dựng Kinh Đô mới…có phố hội Ưu Điềm, thương lái, thuyền ghe tấp nập, làng nghề Gốm sứ, Chạm mộc, Chiếu đay, Kim hoàn phồn thịnh lập nên ở đôi bờ. Dòng nước xuôi dòng đến đầu làng Kế Môn thì ngoãnh lại như uốn ngược nhìn lại cội nguồn, như rồng nghiêng đầu lễ bái ..dòng nước sâu không có đáy, lượn vòng quanh đầy hiểm nguy cho thuyền bè qua lại. Niềm tin thiêng liêng vào sông nước người dân đã lập miếu thờ sông Ô Lâu tại Khút Bàu Ngược (nằm bờ ruộng Cồn Ngói-làng Kế Môn) để cho người dân lễ bái cầu phước lành mỗi khi ngang qua đoạn sông này trước khi ra cửa Lác nhập vào phá Tam Giang, trôi về biển cả…
Đất hiền lành sinh ra Anh hùng hào kiệt, Danh Nhân,Thi Hào…cả đôi bờ hoa tươi nở rộ theo dòng lịch sử Việt Nam những anh tài giúp dân, giúp nước :_Trần Văn Kỷ (Phong Bình), Nguyễn Tri Phương (Phong Chương), Nguyễn Quốc Oai,Trần Dĩnh Sỹ, Nguyễn Lộ Trạch (làng Kế Môn),Trần Gia Giản (làng Vĩnh Xương-dòng ngoại của nhà toán học thế giới Ngô Bảo Châu)…v..v..và muôn vạn người dân thật thà, chất phát. Một nắng hai sương nhọc nhằng trên đồng ruộng với con trâu, đàn cò trắng nhởn nhơ thanh bình.
Ô-Lâu đã vào huyền thoại lịch sử Việt Nam, mang theo khúc ca anh hùng…..Ôi …MẾN YÊU.! Ô-LÂU DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG…/.
Làng Kế Môn,tháng 11 năm 2012.
Đặng Hữu Hùng
Bình luận
Chưa có bình luận nào.
Bình luận