THỔ NGỮ THỪA THIÊN HUẾ 11-12-2011 minhhien
Nhớ Huế quá ai xa làng lâu quá đọc cho đỡ ” dớ”
Thổ ngữ của tiếng Huế
Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi, như những nét chấm phá rất dễ thương để nói về người và xứ Huế; mà nhức đầu, phức tạp, nhiêu khê, đa dạng và phong phú hơn nhiều. Tùy vào từng địa phương của Huế, cách phát âm có chỗ nặng nơi nhẹ; lúc thanh tao khi khó hiểu.
Xin được đơn cử một câu rất Huế, một tâm sự kín đáo giữa hai O đang tuổi lấy chồng: “Tau noái với mi ri nì, en còn ở dôn, rứa mà bữa tê tề, en chộ tau phơi ló ngoài cươi, en kiêu tau vô, bồn tau lên chờn, cái ba… en đẩn. Mi quai chướng khôn?”. Sở dĩ tâm sự kín đáo vì đây là chuyện riêng của hai người, nói bằng thổ ngữ, nhưng ý nghĩa thì như vầy: “Tao nói với mày như vầy, ảnh còn ở rể, vậy mà hôm kia kìa, tao đang phơi lúa ngoài sân, ảnh kêu tao vào, bồng tao lên giường, rồi ảnh… Mày coi có kỳ không?”.
Chữ “đẩn”, ngoài ý nghĩa một trong bốn cái nhất của đời người trên còn có nghĩa như ăn: “Đẩn cho bưa rồi đi nghể” – “Ăn cho no rồi đi ngắm gái”.
Đẩn cũng có nghĩa là đánh đòn: “Đẩn cho hắn một chặp!” (Đục cho hắn một hồi!). Chữ đẩn còn được phong dao Huế ghi lại: Được mùa thì chê cơm hẩm Mất mùa thì đẩn cơm thiu
Xin được thêm một câu ngăn ngắn gần như rặt thổ ngữ của Huế mà, nếu không có… thông dịch viên gốc Huế hoặc Huế rặt, e rằng khó mà… đả thông cho được: “Thưa cụ mự, bọ tui vô rú rút mây về đươn trẹt, bọ tui chộ con cọt, rứa mà nỏ biết ra răng, con cọt lủi, lủi năng lắm, bọ tui mờng rứa thê! Chừ mạ tui cúng con gà, cụ mự qua chút chò bui” – (Thưa cậu mợ, bố con vào rừng rút mây về đan rá (hoặc nia), bố con thấy con cọp, vậy mà chẳng biết sao; con cọp chạy trốn, chạy lẹ lắm; bố con mừng quá. Giờ mẹ con đang cúng con gà, cậu mợ qua chút xíu cho vui). Khó hiểu chưa?!
Thổ ngữ ở Huế thì nhiều lắm và cũng lạ lắm, và vì tiêu đề của bài này là lan man về những thổ ngữ đó, nên xin được nhẩn nha tìm lại chút ít những gì đã mất và ôn lại những gì đang còn xài. Vì trang báo có hạn, không thể giải thích từng chữ một, nên trong bài này, xin được ghép thổ ngữ thành từng câu, từng nhóm thổ ngữ, vừa đỡ nhàm chán lại ra câu ra kéo, có đầu có đuôi hơn: “Đồ cái mặt trỏm lơ mà đòi rượn đực!” – (Thứ mặt mày hốc hác mà đòi hóng trai). Độc chưa! O mô mà lỡ mang cái nhãn không cầu chứng tại tòa này chắc phải ở giá hoặc phải chọn kiếp… tha hương may ra mới có được tấm chồng. Chữ “rượn” gần đồng nghĩa với câu con ngựa Thượng Tứ, câu này cũng độc không kém. Thượng Tứ là tên gọi của cửa Đông Nam, bên trong cửa này có Viện Thượng Kỵ gồm hai vệ Khinh kỵ vệ và Phi kỵ vệ chuyên nuôi dạy ngựa cho triều đình Huế. Vì thế gọi ngựa Thượng Tứ có nghĩa bóng bảy xa xôi rằng con đó nó ngựa lắm, nó đĩ lắm, nhưng thâm thúy hơn nhiều.
“Mệ cứ thộn ló vô lu, còn lưa, tui này lại!” – (Bà cứ dồn lúa vô khạp (cho đầy), còn dư ra, con mua lại). Chữ “lưa” cũng còn có nghĩa là “còn đó” như trong hai câu trong bài ca dao Huế: Cây đa bến cộ (cũ) còn lưa (còn đó)/ Con đò đã khác năm xưa tê rồi
“Này lại” (mua lại); tiếng này thường chỉ dùng nơi xóm giềng, thân cận; tương đương với chữ nhường lại, chia lại, mua lại. Chứ không dùng ở chợ búa hoặc nơi mua bán um sùm.
Đập chắc lỗ đầu, vại máu! (Đánh nhau bể đầu, toé máu!). Thương bọ mạ để mô? Để côi trốt! Chắc chúng ta cũng thường hay hỏi lũ con lúc chúng vừa tập nói, vừa biết tỏ tình thương đối với cha mẹ, câu này có nghĩa: “Thương bố mẹ để đâu? Để trên đầu!”. Rồi đưa ngón tay chỉ chỉ, miệng cười cười, nghe hoài không biết chán.
Lên côi độn mà coi (Lên trên đồi mà xem). Chữ “coi” về sau này đã phổ biến đến nhiều địa phương khác.
Mự đừng có làm đày! (Mợ đừng có lắm lời, thày lay). Riêng chữ cụ mự thường là dùng cho cậu mợ. Người Huế ít dùng chữ cụ để chỉ người già vì đã có chữ ôn hay ông. Điển hình như cụ Phan Bội Châu với chuỗi ngày “an trí ” ở Huế, dân Huế đã có tên gọi ông già Bến Ngự, hoặc trong ca dao Huế có câu thơ như vầy khi nói đến cụ Phan: Chiều chiều ông Ngự ra câu/ Cái ve cái chén cái bầu sau lưng
Chộ chưa? Nỏ chộ! (Thấy chưa? Không thấy!). Nỏ là lối phủ nhận gọn gàng pha chút giận hờn, chanh cốm như chả biết, chả ăn, chả thèm vào! Hắn mô rồi? Nỏ biết! Chữ “nỏ biết” ở đây pha chút, chút xíu thôi sự phủi tay về cái chuyện hắn đang ở đâu! Tục ngữ Huế: Có vỏ mà nỏ có ruột.
En dòm tui, tui dị òm! (Anh ấy nhìn tôi, tôi thẹn quá!). Chữ “òm” người Huế vẫn thường dùng để bổ túc cho cái phủ định của mình: Ngon không? Dở òm!
O nớ răng mà không biết hổ ngươi! (Cô đó sao mà không biết mắc cỡ!) Hổ ngươi cũng là tên của cây trinh nữ, cây mắc cỡ . Cũng như xấu hổ, thẹn, mắc cỡ thì ốt dột, dị và hổ ngươi có nghĩa khác nhau tuy chút ít nhưng tinh tế, nhẹ nhàng
Chiều hắn cho gắt, hắn được lờn!: Chiều nó cho lắm vào, nó làm tới. Mời ôn mệ thời cơm: Mời ông bà dùng cơm .
Mệ tra rồi mệ chướng: Bà ấy già nên sinh tật. Chữ chướng, người Huế cũng thường dùng để chỉ mấy đấng nhóc tì khóc nhè, bướng bỉnh hoặc các vị có lối nói, cách hành xử ngang như cua .
Bữa ni răng tau buồn chi lạ, buồn dễ sợ luôn ! (Sao hôm nay tao buồn quá, buồn quá trời luôn!). Dễ sợ, với người Huế không đơn thuần ở nghĩa thấy mà ghê, hoặc khủng khiếp quá, mà còn có nghĩa, thí dụ: Con nớ đẹp dễ sợ!: Con bé đó đẹp quá trời!
Xa Huế đã lâu lắm rồi, từ ngày vừa biết tập tành đi nghễ mấy O Đồng Khánh, vừa ngấp nga ngấp nghé muốn vào (nhưng sợ bị chưởi) nhấm nháp thử ly cà phê đen sánh của cà phê Phấn, nơi mà các anh hùng trong thiên hạ vẫn tấp nập ra vào; và cũng vừa biết để dành tiền để mua những tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn tại nhà sách Ưng Hạ. Phong cách Huế không ít thì nhiều cũng đã phôi pha, thổ ngữ Huế cũng không mấy khi có dịp để dùng lại cho đỡ nhớ, cho khỏi quên; thành ra cũng xao lãng đi nhiều .
Trong cái xao lãng bỗng có ý nghĩ muốn tìm lại, noái lại tiếng noái của thời cũ rích cũ rang nhưng đằm thắm đó. Cho nên chỉ xin được ghi lại đây những gì còn nhớ mài mại, để gọi là khơi lại chút âm thanh của những ngày xưa cũ.
PHAN THỊNH
HỒ TÁ DŨNG SƯU TẦM TỪ INTERNET
Phản hồi (20)
Bichhong
Tháng Mười Hai 12th, 2011 lúc 13:00Xin chào anh Thịnh& anh Dũng
Dù “cũ rích,cũ rang” nhưng ấm lòng 2 en hí !Lâu lắm rồi bữa ni mới chộ 2 en nhắc lại.Noái cũng nhiều nhưng cũng còn thiếu2 en nờ như: nát, lả, mói, đàng… Thôi vui cùng 2 en chút xíu cho đở dớ làng…hè hè
Mến chào hai en
bich hong
hoàng thành việt
Tháng Mười Hai 12th, 2011 lúc 13:42có lẽ anh bị lộn rồi ở huế làm chi có tiếng bọ đó là tiếng của quảng bình hồi trước là bình trị thiên cũng thừa nhận rằng anh rất giỏi tìm tòi , tôi xin tặng anh câu thơ về huế. ta nhớ ta thương sông hương núi ngự .mơ chốn hương bình giọng nước thanh tao .ta vẫn ước ao làm sao trở lại giọng huế xa rồi ta mãi nhớ thương
tiếng huế dể nghe dễ thương là có răng rồi mới rứa hồi tôi mới yêu. mỗi lần đợi người yêu chưa đến tôi hay nói răng mà lâu rứa. ôi tiếng đó kế môn mình cũng rứa anh ơi
thaonguyen
Tháng Mười Hai 12th, 2011 lúc 15:04THƠ GỞI BẠN PHAN THỊNH
Phan Thịnh ở mô rứa ?
Răng mà chộ quen quen
Cũng này sách Ưng Hạ
Cũng núc cà phê Phấn
Cũng nghễ o Đồng Khánh
Giống như tui rứa hè ?
Tui là người làng Kế
Ăn củ nưa ngá mẹn
Ăn ốt lã trửa cươi
Hay cười cũng hay khót
Xin dắn lại một chút
Chắc bạn cũng tra rồi
Có chướng khôn rứa hỉ ?
Gặp dau dờ một tí
Đập chắc thử ai hơn
Bể trốt cũng không ớn
Lọi chưng chẳng ăn thua
Có chi mà ốt dột
Có chi mà ủ ngai
Có chi mà dị òm
Tra rồi ngoẻo sướng hơn
Yếu xìu răng đẩn được
Chỉ dòm chộ phát két
Hay bạn vẫn còn gân?
Thôi thì mờn cho bạn
Chúc cho cấy giôn bạn
Đập chắc ở côi chờn
Đừng có mà bổ xuống
Bể trốt cúi uổng lắm
Noái với bạn răng hè?
Thôi còn nát còn tát
Nhưng đừng có mà rượng
Cứ cây dà lá vườn
Đừng có mà ra đường
Chộ o ni bụ nậy
O nớ khu đại chang
Về ngủ cứ mơ màng
Mặt trõm lơ có bựa
Chưng cà dắt có ngày
Đừng có hỏi răng rứa
Đừng có trách mô tê
Lết vô ” cõi đi về ”
Đừng có mà ấp úng
Thơ dờ Hồ Tá Dũng
Chuyển mau cho Phan Thịnh
Đừng để tung lên mạng
Kẻo có người ” dịch ” được
Lộ bí mật hết trơn !
minhhien (author)
Tháng Mười Hai 12th, 2011 lúc 18:07Xin noái đôi lời cùng các en Phan Thịnh, Hồ Tá Dũng, Thảo Nguyên
Răng mà không ốt dột?
Khi Tuổi đã tra rồi
Có còn don chi nữa
Mà vẫn ưa dòm bụ!
Rứa mà còn bù khú
ở trên web làng mền
Lỡ mấy o chộ được
E phải độn thổ thôi
Lại Uyên
hotadien
Tháng Mười Hai 12th, 2011 lúc 22:49Anh ( hoặc chị ) Lại Uyên ơi ! Mạn phép cho em hoạ lại vài câu cho bui nhé .
Dù đẫ tuổi tra rồi
Nhưng lòng vẫn còn trẻ
Bụ nuôi ta từ bé
Nên ta phải dòm thôi
Bụ nuôi ta thành người
Nên ta không ốt dột
Mấy O mà có chộ
Thì thông cảm dùm thôi !
Hè , hè …
( htd )
hotadien
Tháng Mười Hai 12th, 2011 lúc 23:26Chào Bích Hồng ! Thấy trang mạng Suphamorg.com , có tên Bích Hông mới đăng kí thành viên , Sao không thấy viết bài tham gia cho bui ? Mời bạn tham gia cho đông cửa vui nhà . Cây nhà lá vườn mà có chi mô mà ngại .
Bủa lâu mình có xin BH bật mí nhưng H cứ bí mật . thôi thì mình bật mí cho Hồng Cũng như bà con người làng mền vậy
Hồ Tá Diễn 50 tuổi con ôn Đới ở trong xóm Rú
Một vợ hai con
Hiện đang sinh sống tại Eaka ( cây số 52) DakLak
Đc : hotadien@gmail.com
ĐT : 01682965576 – 01673757520 – 05003625349 – 05003607998
Rất hân hạnh
Uống nước nhớ nguồn
Chim có tổ người có tông
Bé Lành
Tháng Mười Hai 13th, 2011 lúc 02:35Chào Mấy Chú!!!
Lâu lắm rồi con mới nghe lại mấy từ địa phương của làng mền, đọc xong chỉ có người làng mền mới hiểu được ngôn ngữ trong bài thơ của Chú Thảo Nguyên (Ôn M…), hihi.
Con thì làm thơ không được nên góp vui bằng một bài chuyện cười của làng mền, chuyện này thì con cũng nghe mấy chú người lớn làng mền kể lại.
Con có nghe hồi xưa làng mền có mấy cặp còn trẻ đi hẹn hò dưới Bến dừa, có cặp đó ngồi trên lộ Cống tâm sự chuyện người lớn mà không biết là có cái Ôn tê đang ngồi dưới Cống ngâm thơ. Cặp đôi ngồi tâm sự hồi chặp lâu và chuẩn bị chia tay để về thì Cái en con trai mới nói với cái cô con cấy là ” Em không yêu anh thì anh chết”, Cô kia trả lời ” Anh không yêu em thì em cũng chết”, ai dzè cái Ôn đang ngồi ngâm thơ dưới lộ cống lúc đó tức quái mới la lên ” Mả cha cố tổ tụi bây, tau ẻ không ra tụi bây cũng chết” hahhaha. Đọc xong mấy chú và mấy bạn nhớ cười một tẹo thôi hí…
Bichhong
Tháng Mười Hai 13th, 2011 lúc 02:37Bạn Diễn mến!
Bich Hong cũng ngưởng mộ bạn đó nha,đọc bài củaD trên Supham cũng nhiều mà nhưng ngại chưa dám làm quen đâu nha.B H ngại thấy người sang bắt quàng làm họ,ui chà ngại thật,trên trang Supham hiện tại H đang khách tham quan chưa tham gia được ,hẹn lúc khác nha.Hỏi nhỏ D nha”đã lượm trái banh về chưa”Noái rứa thôi chớ đừng tức rồi mà”đẩn”em thì…
À tí nữa khôn quên,cảm ơn D đã bật mí địa chi
Còn điạ chỉ của H là…thôi noái ra ốt dột hi hi hi.Mến chào D hẹn gặp lại
bichhong
Hoàng Mầm
Tháng Mười Hai 13th, 2011 lúc 05:35to Bé Lành lúc đó Bé Lành còn nhỏ mà cũng “nghịch” không kém nhỉ. Em đặt vé về tết chưa ?
Hoàng Công Lý
Tháng Mười Hai 13th, 2011 lúc 06:29Ôi mấy Bác nhà mền!
Răng mà hoan chạ rứa
Hên mà ở dưới xuôi
Chứ mà lên miền ngược
Dòm cái chi cũng được
Còn cái bụ không cho
Nếu mà cứ tò mò
Bắt vạ một đàn bò
Coi như là phá sản
Dắn các Bác nhà mền
Nếu có xìu ển ển
Tìm liên hệ ôn Tiễn
Cho một bịch a-ra
Buổi tối làm một nữa
Đi tè khỏi ướt dép
Lời vui cùng trang web
Mong mấy bác bỏ qua
Nếu mấy O đọc được
Cũng đừng nên nghĩ xấu
Lâu lâu mà nghe lại
Mấy cái chữ làng mền
Thiệt là nhớ quá chừng
Quê hương trùm bù ngọt
Bé Lành
Tháng Mười Hai 13th, 2011 lúc 06:53Ui cha! Anh HC Lý bữa nay làm thơ hay rứa ? mới học khóa huấn luyện ở mô ra cho em đi học với nà???
Nhìn mấy anh mấy chú làm thơ răng mà hay ơi là hay, còn thơ em làm thì đọc xong chỉ biết ngậm ngùi nói ” Ui chao wơi Thơ văn thơ võ thơ bù u”
Hoàng Công Lý
Tháng Mười Hai 13th, 2011 lúc 07:46Hihi, B. Lành quá khen rồi, anh chỉ đu theo chú ‘Thảo Nguyên’ thôi.
hoàng thành việt
Tháng Mười Hai 14th, 2011 lúc 06:12tôi cũng đóng góp câu chuyện ở làng mình cho vui hồi đó có đôi trai gái hẹn hò họ hay ngồi ở sau hè nói chuyện mà ko hay biết ba mình đang thức .khi anh chàng kia nói với cô gái trái tim anh và trái tim em cùng chung một nhịp thở .thì ngay lập tức có câu phản hồi liền mà ko phải từ cô gái mà từ ba của cô gái té là chú làm bác sĩ à thật ra chàng ấy cũng là bác sĩ ?
hoang nhung
Tháng Mười Hai 14th, 2011 lúc 06:24nghĩ mền chừ tra trọ
mà cũng ưng nói hoang
từ côi trốt xuống chưn
có lộ mụi cái mẹng
bú bụ ai chả từng
có chi mà ốt dột
lụn đún có su khôn ?
bắt cu đấy vô đột…
hoàng thành việt
Tháng Mười Hai 14th, 2011 lúc 13:34quê hương trùm bù ngọt còn thiếu hột trù mèo lại thêm hột móc đen đặc biệt nhứt là hột mù tru có câu thơ nói về mù tru rằng mù tru mù trụ ai………thì cho
quê hương là chi hỡi mạ .mà cô giáo dạy phải yêu. quê hương là chi hỡi mạ ai đi xa cũng dớ về quê . quê hương là cầu tre dỏ mạ về nón lá nghiên che .là hương hoa đồng cỏ nội bóng trăng giấc ngủ đêm hè quê hương vòng tay của mạ con nằm ngủ giữa mưa đêm quê hương là vàng hoa bí là hồng tím dậu mồng tơi là đỏ đôi bời dâm bụt màu hoa sen trắng tinh khôi quê hương nếu ai ko dớ……..
Hồ Tá Dũng
Tháng Mười Hai 14th, 2011 lúc 15:00Có ai biết trước đây, mần răng phải kiu cha(ba mền) bằng Chú khôn? răng rứa chị hè
Bé Lành
Tháng Mười Hai 14th, 2011 lúc 15:27Theo em duoc biet hoi xua Keu Cha bang Chu la vi hoi xua quan Nguy hay bat di Linh nen con minh goi Cha bang Chu…
Hồ Tá Dũng
Tháng Một 11th, 2012 lúc 16:39Ai ơi chớ phụ đèn chai, thắp trong Cần Chánh rạng ngoài Ngọ Môn
phan văn chính
Tháng Một 24th, 2012 lúc 10:18Đọc bài thổ ngữ tiếng Huế,của bạn Phan Thịnh và HTD ,Thấy rất hay,đúng ‘đất có quê,lề có thói”mỗi vùng miền trên đất nước VN đều có từ “địa phương”riêng biệt,qua quá trình lao động sản xuất có nhiều bài đồng dao,thơ ca hò vè ra đời,mang tính hài hước,tiếu lâm để mà cười xua đi những mệt nhoc trong lúc lao động,cách dùng ngôn từ thì rất tự do có thể nói môt cách khiêm tốn là không tế nhị bởi chỉ truyền khẩu để mà cười thôi.
Theo tôi để trang web được đươc dồi dào,súc tích và lành mạnh hơn chúng ta không nên đăng những bài này lên,rất mong quý vị thông cảm và hoan hỉ.chúc các bạn một NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG.TẤN TÀI TẤN LỘC
Trinh
Tháng Tư 9th, 2016 lúc 18:27Lâu rồi mới đọc mấy bài kiểu như ri, thấy quen tai, quen mắt. Mấy bài của trang khác khôn có kiểu như ri, hắn cứ lờ, mần thinh nên, đọc tin ni tê ê cũng bưa. Lâu có bài về Ngũ Điền cũng bùi bui mấy en hí, nhớ phản hồi nhe mấy en, đừng để chờ bức rệu luôn là buồn đó…
ĐIỀN HÒA.
Bình luận