TÌM VỀ LÀNG KẾ MÔN 26-06-2013 minhhien

Tôi đã tìm về một làng quê Kế Môn, một không gian yên tĩnh dân dã, chỉ cách thành phố Huế khoảng 40 cây số. Tuy đường đi có nhiều đoạn quanh, cua nhưng tôi vẫn tìm về dễ dàng. Theo các bậc cao niên kể lại thì làng Kế Môn được thành lập dưới thời chúa Nguyễn Hoàng vào đàng trong. Làng Kế Môn cũng đã được hình thành từ lâu đời, trong những đợt di dân lịch sử. Bằng chứng là có những người gốc gác từ miền Bắc, là vùng Tây đô một thời của nước Việt. Điều này được chứng minh qua gia phả của các tộc họ hiện còn lưu giữ. Tuy nhiên, về thời điểm hình thành của làng, không còn những tài liệu thành văn chính xác để chứng minh nên khó có thể xác định được một cách chính xác. Một ngôi làng tìm ẩn nhiều di tích lịch sử mà chưa có dịp khai phá. Những năm qua bà con dân làng đã đóng góp sức lực tiền của để tân tạo lại Chùa Làng và Đình Làng. Bà con đã gìn giữ phong tục tập quán của làng và tri ân tiền nhân đã có công khai canh, khai thổ để thế hệ mai sau hiểu về lịch sử công lao của Tổ Tiên, Cha Ông về nguồn cội quê hương.

Làng cũng có Đình Làng, chùa chiền, miếu vũ, đặc biệt có có 12 họ và sau nầy thêm họ Trần văn, Trần đình, Nguyễn văn . . . Được xây dựng và trùng tu nhiều lần. Là một di tích xưa, cảnh quan nơi đây giản dị đơn sơ chân chất của làng quê. Nhưng chỗ quí là Làng Họ do người dân làng có ý thức gìn giữ phong tục tập quán của Tổ Tiên Ông Cha để lại, giữ lấy mảnh vườn xưa những căn nhà cũ. Làng Kế Môn vốn có tiếng là làng Kim Hoàn, người trong làng đi làm ăn xa và thành công trong mọi lãnh vực. Khi có tiền họ đem về xây dựng nhà mới, đóng góp trung tu lại Đình làng, chùa chiền miếu vũ. Đình Làng là một thế đứng gắn bó cộng đồng, dân làng được tồn tại qua bao nhiêu đời là một dấu ấn thời gian lịch sử văn hóa và cả tập tục. Người dân chung sống với nhau chứa chan tình người vẫn giữ dược nếp sống hiền hòa.

Làng Kế Môn thuộc xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, có dòng sông Ô Lâu trước mặt. Một ngôi làng có tập quán từ lâu đời mà vẫn gìn giữ được đậm nét văn hóa của làng quê, trong nếp sống yên bình giản dị. Người dân làng sống rất mộc mạc, vẫn ẩn chứa tình người. Đi qua chợ cầu Đại Lộc vẫn vững chải với thời gian, bắt qua khe nối dài con đường vào làng với con người gắn bó cùng mảnh đất làng quê. Đi qua cổng Làng Kế Môn rồi đến Đình làng có một cảm giác nhẹ nhàng khoan khoái bởi những làn gió mát với cánh đồng lúa xanh tươi như một bức tranh quê hiện lên rõ nét của làng quê Kế Môn.

Làng Kế Môn cũng đang trên đà chuyển mình đổi mới, nhưng bản sắc văn hóa vẫn được người dân làng lưu giũ và tôn kính vì nó là giá trị của Tổ tiên Ông bà để lại. Người dân làng luôn chung sống trong tình làng nghĩa xóm là một nếp văn hóa không bao giờ bị xóa mờ, tuy rằng xưa cũ mà mãi mãi sống trong lòng người dân làng dù ở bất cứ nơi nào, bởi vì nó là một nét văn hóa cổ kính mà con người không bao giờ lạc lối.

IMG_0258

” Đi mô mà lạc lối câu hò, Lòng ta riêng một bến đò Ô Lâu”.

Người dân sống xa quê nhưng lòng của họ vẫn hoài hương, vẫn theo đuổi họ trên bước đường lữ thứ. Trong tâm thức của những con người sống xa quê hương, ai ai cũng hướng về quê hương. Đình làng và các lễ hội khi nào cũng nói lên sự thiên liêng của các đấng Thần Hoàng khai canh, khai thổ, người có công mang lại đời sống ấm no cho dân làng, lễ hội nó mang đậm nét văn hóa bản sắc tập tục riêng vẫn được duy trì.

 

Đông Triều

 

Bình luận

Chưa có bình luận nào.

Bình luận

get avatarWant your picture next to your comment?
Join Gravatar and upload your photo, completely free! (opens in new window)

Tên *
E-Mail *
Trang web


Tin tức khác