NHỮNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ NGƯỜI LÀNG KẾ MÔN 16-09-2010 minhhien

Bước đầu ghi nhận những nhân vật quê hương Kế Môn được ghi vào sách sử,  khi tìm được tư liệu nào chúng tôi ghi lại. Sau này nếu có tư  liệu nào đầy đủ hơn, chúng tôi sẽ cập nhật.*

Đình nguyên Hoàng giáp

TRẦN DĨNH SĨ

(1858 – 1914)

Khoa cử Việt Nam có từ năm Ất Mão (1075) niên hiệu Thái Ninh thứ 4 đời vua Lý Nhân Tông. Tính đến năm 1786 có đến 32 người đỗ Đình nguyên Hoàng giáp. Hoàng giáp tức là “Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân”.

Dưới triều Nguyễn, trong lịch sử khoa cử có 27 khoa đỗ Đình nguyên là Hoàng giáp, 6 khoa là Thám hoa, 4 khoa là Tiến sĩ, 2 khoa là Bảng nhãn. Có 44 vị đỗ Hoàng giáp, trong dó có 17 vị không đậu Đình nguyên (tức là đỗ đầu thi Đình, một tiểu kỳ của thi Hội).

Thừa Thiên phủ, nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế, có 2 vị đỗ Hoàng giáp cách nhau 12 năm vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Thi Đình hội khoa Đinh Mùi, 1907, niên hiệu Thành Thái thư 19 lấy đậu Hoàng giáp 4 vị. Ông Lê Hoàn, người làng La Chữ, huyện Hương Trà đỗ Hoàng giáp, tên ở hàng thứ hai sau Đình nguyên Hoàng giáp Nguyễn Duy Phồn, người làng Lý Hòa, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Cống sĩ đỗ Đình nguyên khoa Ất Mùi, 1895 là Hoàng giáp Trần Dĩnh Sĩ, người làng Kế Môn, tổng Vĩnh Xương, huyện Phong Điền, kế đến là tiến sĩ Nguyễn Đức Huy, người xã Ngu Xá, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tỉnh.

Kế Môn là một làng cổ văn hiến, nổi tiếng về nghề kim hoàn của xứ Đàng Trong. Đây là một làng quê có truyền thống hiếu học, phát khoa mục và sản sinh ra những danh sĩ có tinh thần cải tiến duy tân.

Dưới triều Thiệu Trị có mở Ất khoa năm Quý Sửu, 1843, ông Nguyễn Thanh Oai thi đỗ Tiến sĩ năm 28 tuổi. Về sau ông làm quan đến chức Tổng đốc Ninh Thái (Bắc Ninh và Thái Nguyên). Con trai của vị khai hoa Tiến Sĩ cho làng Kế Môn là nhà có tư tưởng cải cách duy tân Nguyễn Lộ Trạch, bạn học của ông Trần Dĩnh Sĩ.

Trần Dĩnh Sĩ sinh Năm Mậu Ngọ, 1858, đỗ Cử nhân khoa Tân Mão, 1891, lúc này ông đã 34 tuổi. Khi sơ bổ, ông giữ chức giáo thụ phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Nhận xét về phong cách học tập của ông Trần Dĩnh Sĩ, bạn thân và cùng làng với ông Nguyễn Lộ Trạch, Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng (khoa Giáp Thìn, 1904) qua bài viết đăng trên báo Tiếng Dân số 424, ngày 3-10-1931 có đoạn ghi súc tích đầy ý nghĩa:

“Tiên sinh (Nguyễn Lộ Trạch) có người bạn học cùng đồng hương, học giỏi có tiếng, lúc học thân nhau, sau ông kia đậu Hoàng giáp (khoa Ất Vị)”.

Sách Quốc Triều đăng khoa lụcđã ghi lại ở phần dẫn lộ về khoa Ất Mùi, 1895 như sau:

“Khoa này thi Hội xong, lấy 21 tên trúng cách: 7 trúng, 12 thí trúng, và 2quyeenf được lấy them vì 3 kỳ được 7 phân. Đến kỳ thi Đình…, trong hạng thứ trúng có quyền Trần Dĩnh Sĩ được 4 phân cho trúng Nhị giáp, quyền Đức Huy được 3 phân, cho trúng Tam giáp”…

Ở đây, cần lưu ý đến 3 từ “trúng Nhị giáp” có nghĩa là gọi tắt của nhóm từ đầy đủ nghĩa lý “trúng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân” tức là Hoàng giáp vậy. Còn “Tam giáp” tức là Đồng Tiến sĩ xuất thân, tứ là Tiến sĩ. Như vậy, ông Trần Dĩnh Sĩ đã đỗ đầu đại khoa: Đình nguyên hoàng giáp.

Giựt cho được khôi khoa như ông Trần Dĩnh Sĩ thật là chuyện hi hữu, gây sửng sốt cho cả những quan trường đến cả sĩ tử đương thời. Tương truyền các cụ trong triều có đối mừng băng chữ Hán:

Ất Vị niên khoa Hoàng giáp Sĩ

Chiếm bảng thi tài Hội Đình nguyên.

Ngày vinh quy bái tổ, thật vinh danh cho làng nước, thân hào nhân sĩ đón mừng vị tân khoa:

Kế Môn nghinh Hoàng giáp

Trần tộc chiếm Đình nguyên

Trãi qua lắm cuộc bể dâu, phần lớn những di thảo của cụ Hoàng giáp Kế Môn bị mất mát, hiện nay hàng cháu chắc của cụ còn lưu giữ khoảng chừng 15 di chỉ. Đó là các sắc phong, Lục chỉ (Brevet) bằng chữ Hán cả bằng chữ Pháp do chính phủ Nam Triều (Grand Empiro d’Annam et du Tonkin) cấp.

Đó là tư liệu lịch sử rất quý do hệ tộc họ Trần làng Kế Môn còn bảo giữ được. Dựa vào các tư liệu ấy và cùng kết hợp đối chiếu với chính sử cho biết đường hoạn lộ thang mây của các vị Đình nguyên Hoàng giáp, tỉnh Thừa Thiên-Huế không có gì trắc trở kể từ năm 1896 cho đến ngày 01-01-1913 là ngày cụ lui về trí sĩ ở quê nhà.

Vào năm sau khi thi đỗ đại khoa, cụ được cải bổ từ giáo thụ lên chức Hàn lâm viện tu soạn sung chức Quốc Sử quán Thừa biện. Sắc phong có dấu ấn và ghi rõ năm tháng: “Thành Thái bát niên, thập nhị nguyệt, sơ tam nhật”.Ở cương vị sử thần, cụ đã góp phần biên soạn bộ Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Đệ ngũ kỳ.

Ngày 29-7-1897, cụ được bổ nhậm chức Tri phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên và đến ngày 13-2-1903, cụ được thăng chức Thị giảng lãnh Thị độc Nội các.

Theo lộ trình thư (Ordre de route) đề ngày 5-5-1909, cụ được chọn làm giám khảo thi Hương trường thi Nghệ An, khoa Kỷ Hợi, 1909. Theo quy chế khảo thí thì chỉ có các quan chức gốc khoa mục, ngạch Hàn lâm mới được chọn cử chấm trường.

Với Lục chỉ ký ngày 16-12-1909, cụ được thăng chức Tham Biện Nội các, cho đến cuối năm 1912. Theo Khâm Định Đại Nam Hội Diễn Sự Lệ, Nội các có chức năng rất quan trọng, là nơi để chầu hầu chốn cung vua, phụng thừa sắc chỉ, tiếp nhận sớ tấu, tuân thừa châu phê. Tham biện Nội các ngang hàng chức Thị lang, lãnh hàm chánh tam phẩm.

Đã có văn bản pháp quy ghi bằng chữ Hán. Tiện đây xin ghi rõ nội dung chính văn bản Pháp quy viết bằng chữ Pháp như sau:

“M.Trần Dĩnh Sĩ, hàn lâm viện thị độc học sĩ lãnh thị độc du Nội các est nomm Tham biện au Nội các avec son grade actuel”.

Dịch là:

Ông Trần Dĩnh Sĩ, Hàn lâm viện thị độc học sĩ lãnh thị độc Nội các, được gọi là Tham biện Nội các với phẩm trật hiện hành”

Lui về chốn điền viên chừng hơn một năm sau thì cụ mất, hưởng dương 57 tuổi. Năm cụ qua đời, 1914, niên hiệu Duy Tân thứ 8, nhà vua ban tặng hàm Thượng thư (chánh nhị phẩm). Dân làng quen gọi cụ là cụ Thượng họ Trần để tỏ lòng ngưỡng mộ và tôn kính.

Rất nhiều câu đối liễn viếng tỏ lòng thương tiếc người tài trí , trong đó có câu đối tiêu biểu với nghĩa lý uẩn súc còn được luu truyền :

Phiên âm:

Văn minh thông chiếu huyền nhật nguyệt

Khoa Hoàng giáp Sĩ ngoại càn khôn

Dịch nghĩa:

Sáng đẹp nhất thông cùng nhật nguyệt

Đầu khoa giáp Sĩ vượt càn khôn.

Nhân tài là nguyên khí của trời đất kết tụ lại mà thành, mất đi chưa dễ dầu gì đã hết, ít nhất cũng còn mầm sống ở các thế hệ hậu sinh và còn để lại tiếng thơm giữa

Lê Quang Thái


NGUYỄN THANH UY

Còn có tên Nguyễn Thanh Oai, người làng Kế Môn, thi Hương khoa Canh Tý, Minh Mạng thứ 24 (1840) tại Thừa Thiên. Đậu Đệ tam giác đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mão, Thiệu Trị thứ 3 (1843) năm 28 tuổi. Làm Tổng đốc Ninh Thái, sung chức Thị sư  đại thần, bị cắt. Sau khôi phục làm Hồng lô tự Khanh..

(Trích: Những Ông Nghè, Ông Cống triều Nguyễn, nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin 1995)


* Nguyễn Lộ Trạch: (Nhâm Tý 1852-Ất Mùi 1895)

Chí sĩ tự Hà Nhân, hiệu Kỳ Am, biệt hiệu Quỳ Ưu.

Ông là con Tuần phủ Nguyễn Quốc Uy, rễ đại thần Trần Tiến Thành. Ông học rộng, biết nhiều, nhưng không thi cử, chỉ lưu tâm về đường thực dụng.

Năm Đinh Sửu 1877 nhân một kỳ thi Đình có đề ra nói về thời sự, ông dâng một bản Thời Vụ Sách nhưng không được triều đình quan tâm đến vì trong Thời Vụ Sách ông nêu lên những nhu cầu bứt thiết về thời sự nước nhà. Năm Nhâm Ngọ 1882, giặc Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ 2 ông lại dâng bản Thời Vụ 2 nêu lên sách lược cứu nước khẩn trương. Nội dung Thời Vụ Sách 2 gồm mấy điều chủ yếu:

1/Dời đô về Thanh Hóa lấy chỗ địa thế hiểm yếu để giữ vững gốc nước.

2/Lập đồn điền ở các nơi.

3/Luyện binh và sắm vũ khí mới.

4/Học cơ khí phương Tây.

5/Ngoại giao, thông thương rộng với các nước trên thế giới.

Triều đình vẫn không quan tâm những điều ông trình bày.

Đến năm Nhâm Thìn 1892, nhân kỳ thi Đình có ra đề hỏi về “Đại Thế Toàn Cầu” ông thừa dịp thảo bản Thiên Hạ Đại Thế Luận dâng trình, nhưng vẫn bị bỏ qua. Tuy vậy, ông vẫn không nản lòng, giao du rộng lớn với các chí sĩ như Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Vũ Phạm Hàm, Trương Gia Mô đàm luận về cứu nước. Từ đó, ông ngao du khắp nơi nhằm trau dồi quan điểm, lập trường với các chí sĩ. Trên đường du lịch, ông bệnh mất tại Bình Định năm Ất Múi 1895, hưởng dương 43 tuổi .

(Trích Từ  Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội 1991)


NGUYỄN LỘ TRẠCH  (1853-1898)

Đông Tỉnh (trich trong web ĐôngTác Giao Lưu)

Nhà chiến lược cách tân cuối thế kỷ 19. Tự là Hà Nhân, hiệu Kỳ Am, biệt hiệu Quỳ Ưu, Hồ Thiên Cư Sĩ, Bàn Cơ Điếu Đồ, quê ở làng Kế Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.

Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, thân phụ là Tiến sĩ giữ chức Tổng đốc hàm Thượng thư, nhạc phụ là Tiến sĩ Phụ chính Đại thần. Ông học rộng biết nhiều, ghét lối từ chương nên không đi thi, chỉ chú tâm vào con đường thực dụng. Ông thường giao du với những người có tư tưởng tiến bộ, chấp nhận cái mới, chịu ảnh hưởng chính trị của tân thư và của Nguyễn Trường Tộ.

Năm 1877, nhân một kỳ thi Đình có đề ra nói về thời sự, ông ở ngoài làm bài và dâng một bản Thời vụ sách nêu lên những yêu cầu bức thiết của nước nhà nhưng không được chấp nhận. Năm 1882, Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, ông lại dâng bản Thời vụ sách 2 gồm 5 điều cốt yếu để bảo vệ đất nước, trong đó có điểm dời đô về Thanh Hóa lấy chỗ hiểm yếu để giữ vững gốc nước. Triều đình Tự Đức vẫn không chấp nhận những ý kiến gan ruột của ông. Năm 1892 triều Thành Thái, nhân kỳ thi Đình có ra đề hỏi về “đại thế toàn cầu”. Ông lại dâng lên bản Thiên hạ đại thế luận (Bàn chuyện lớn trong thiên hạ), nhưng vẫn bị bỏ qua. Tuy vậy bản Thiên hạ đại thế luận lại được sĩ phu và những người có tư tưởng cách tân nhiệt liệt hưởng ứng, bái phục tài năng xuất chúng của ông. Nguyễn Lộ Trạch được xem là nhà cách tân đất nước tiêu biểu của thế kỷ XIX.

Ông bị bệnh mất sớm ở tuổi 45 tại tỉnh Bình Định. Các chí sĩ như Phan Bội ChâuNguyễn Thượng Hiền, Vũ Phạm Hàm, Trương Gia Mô, Phan Chu TrinhHuỳnh Thúc Kháng, đều tiếc thương và cảm phục một tài năng.

Ngoài các tác phẩm như Thời vụ sách, Thiên hạ đại thế luận, Kế Môn dã thoại, Nguyễn Lộ Trạch còn để lại khá nhiều thơ, văn, trong đó có Quỳ Ưu tập (1884).

Mộ Nguyễn Lộ Trạch
Mộ Nguyễn Lộ Trạch đặt tại nghĩa địa Độn Cát phía Tây làng Kế Môn cách trung tâm của làng khoảng hơn 2km. Cảnh quan ở đây cao thoáng đãng, cây cối mọc xanh tốt. Mặt chính mộ hướng Đông Bắc, từ mộ xuống chân Độn Cát khoảng 60m, dưới chân Độn là đường đi lại giáp nối với những thửa ruộng trồng cây nông nghiệp.

Nguyễn Lộ Trạch là một trong những người có tư tưởng canh tân đất nước nổi tiếng, được giới sĩ phu – trí thức yêu nước và tiến bộ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX kính phục coi là bậc “tiên kiến”, “người trồng mầm khai hóa”. Những bản tấu chương của ông như “thời vụ sách Thượng”, “Thời vụ sách hạ”, “Thiên hạ đại thế luận” trình lên nhà vua tuy không được chấp nhận, nhưng là những luận văn – đế án cải cách, canh tân đất nước có giá trị khoa học và thực tiễn phù hợp với tình hình đất nước ta lúc bấy  giờ.

Nguyễn Lộ Trạch tự là Hà Nhân, hiệu là Kỳ Am. Ông sinh ngày 15/2/1853 tại Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Quê ở làng Kế Môn, xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh T.T.Huế… Nguyễn Lộ Trạch sinh ra và lớn lên dưới triều vua Tự Đức (1848 – 1883). Lúc đó nội tình đất nước đã quá rối ren, đầy rẫy tư tưởng bảo thủ, giáo điều ở Việt Nam hồi cuối thế kỷ XIX.

Năm 1873 Pháp đưa quân đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất. Năm 1874 triều đình Huế phải ký với Pháp hoà ước Giáp Tuất nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ và cho chúng quyền tự do đi lại trên đất nước ta. Triều đình Huế chịu nhượng bộ nhục nhã nhưng lại giữ một thái độ tự mãn, cầu an…

Nguyễn Lộ Trạch cũng trong xu thế tiến bộ của các trí thức đương thời. Ông là một người yêu nước sáng suốt, nhiệt thành, luôn ôm ấp hoài bão muốn tiến hành cải cách đất nước về mọi mặt để cứu vãn nguy cơ mất nước. Tư tưởng yêu nước, tiến bộ đó của Nguyễn Lộ Trạch được thể hiện qua nhiều tác phẩm, nổi tiếng nhất là: Thời vụ sách thượng, Thời vụ sách hạ, Thiên hạ đại thế luận.

Nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Lộ Trạch, chúng ta lấy làm ngạc nhiên và khâm phục một trí tuệ thông thái, một tầm hiểu biết sâu rộng về thế giới đương thời trong một hoàn cảnh thông tin bên ngoài bị bưng bít, đe doạ, chế độ chính trị ở trong nước bảo thủ trì trệ, cố chấp đang chế ngự toàn xã hội…

Năm 1895, Nguyễn Lộ Trạch vào Phan Thiết định cùng Trương Gia Mô xuất dương, nhưng kế hoạch không thành, ông đành trở về quê hương, khi đến Bình Định thì lâm bệnh chết và được an táng tại đây. Năm 1957 con cháu trong họ tộc Nguyễn Thanh mới cải táng đưa ông về quê nhà.

Mộ Nguyễn Lộ Trạch đặt tại nghĩa địa Độn Cát phía Tây làng Kế Môn cách trung tâm của làng khoảng hơn 2km. Cảnh quan ở đây cao thoáng đãng, cây cối mọc xanh tốt. Mặt chính mộ hướng Đông Bắc, từ mộ xuống chân Độn Cát khoảng 60m, dưới chân Độn là đường đi lại giáp nối với những thửa ruộng trồng cây nông nghiệp.

Mộ hình tròn, trên phủ cát trắng, xung quanh mộ được xây bao vòng tròn với vật liệu bằng gạch, cát, xi măng. Mộ có đường kính là 3m, thành cao 40cm, dày 20cm.

Mộ Nguyễn Lộ Trạch nay thuộc làng Kế Môn, xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trích web Khám Phá Huế

Hồ Tá Bang

Quê quán Thừa Thiên-Huế
Giới tính Nam
Thời kì Pháp đô hộ (1883-1945)
Năm sinh – Năm mất Ất Hợi 1875 – Nhâm Ngọ 1943
Phân loại Ch� s?, Nh�n s?

Nhân sĩ yêu nước cận đại, nguời làng Kế Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, sau dời vào cư ngụ ở thị xã Phan Thiết tỉnh Bình Thuận.

Thời niên thiếu ông theo học khoa cử. thông chữ Quốc ngữ nhưng không thi. Năm Mậu tuất 1889 làm kí lục tại Tòa sứ Phan Thiết, sau đổi về làm ở Tòa sứ Hội An. Ông là người chịu ảnh hưởng tư tưởng nhà duy tân Nguyễn Lộ Trạch từ lúc còn ở quê nhà (làng Kế Môn, tỉnh Thừa Thiên).

Năm Ất tị 1905 nhân làm việc tại tòa sứ Phan Thiết, ông hưởng ứng phong trào Duy tân do Phan Châu Trinh đề xướng. Hồ Tá Bang là một trong sáu nhân vật (Trần Lệ Chất, Nguyễn Hiệt Chi, Ngô Văn Nhượng, Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quí Anh) chủ chốt của trường Dục Thanh và công ti Liên Thành ở Phan Thiết hồi năm 1905. Phong trào này nhằm phát triền kinh tế, giáo dục để hỗ trợ cho phong trào Cách mạng trên đường Duy tân cứu nước. Khoảng tháng 8-1910, ông cùng Trương Gia Mô đưa Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) vào Sài Gòn tìm đường sang Pháp, rồi ông trở ra điều hành truờng Dục Thanh và làm “Tổng lí” Công ti Liên Thành gần 30 năm.

Tư cách và đức độ của ông được nhân dân và sĩ phu kính trọng. Con ông là bác sĩ Hồ Tá Khanh cũng là một nhân sĩ, chính khách (hồi năm 1945, bác sĩ Khanh có chân trong nội các Trần Trọng Kim).

Hồ Tá Bang có sáng tác văn chương, thơ văn ông thấm đượm tinh thần yêu nước và cách mạng. Bài Tế thủ tiền lỗ văn (văn tế bọn bo bo giữ tiền) đăng trên báo Lục tỉnh tân văn số ngày 24-3-1908 ở Sài Gòn, tiêu biểu rõ nét tâm trí ông.

Ông mất năm 1943, thọ 69 tuổi, phần mộ tại đồn điền của ông cách thị xã Phan Thiết hơn 10 cây số.

Trước khi mất ông có câu đối khắc ở sinh phần:

“Sinh vi nô lệ sinh do tử
Tử hữu tinh thần tử nhược sinh.”

Nghĩa:

Sống làm nô lệ sống như chết
Chết có tinh thần chết như sống.

(Nguồn : Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam – Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế)


100 năm trước Bác Hồ đã xuất cảnh như thế nào? (Kỳ 3) (06/06/2011)

Từ “Ngọa Du Sào” đến “Liên Thành thương quán”

Những người tham gia Ngọa Du Sào có Hồ Tá Bang (tự Quốc Phụ), làm ký lục Tòa sứ Phan Thiết, cha tôi là Phạm Đăng Chất (tức Trần Lệ Chất, tự Giá Khanh) làm Thông phán cho Công sứ Bình Thuận, Nguyễn Hiệt Chi (tự là Mông Thương, Giáo Thọ), Trương Gia Mô (tức Nghè Mô), Ngô Văn Nhượng (tự Thôi Chi) và hai con trai của cụ Nguyễn Thông là Nguyễn Trọng Lội (tự Canh) và Nguyễn Quý Anh (tự Nhu Khanh), v.v…

Trong “Loạn Duy Tân”, cha tôi phải cải họ thay tên là Nguyễn Như­ Chuyên vượt biển tạm lánh sang Anh quốc. Sau đó, khi quay lại Việt Nam, trở về quê ­Uớc Lễ – Thanh Oai thì đổi tên là Trần Lệ Chất (tự Giá Khanh). Vì cha tôi thông thạo nhiều ngoại ngữ, nên bạn bè đã tiến cử ông làm Thông phán cho Công sứ Pháp Lu-xen ở Phan Thiết – Bình Thuận và được ông ta trọng dụng.

Cũng thời gian này, các nghĩa sĩ của Đảng Duy Tân đang tìm nhau để phục hưng lại tổ chức. Họ chọn “Ngọa Du Sào” làm nơi đọc sách, ngâm thơ và tiếp các nhân sĩ yêu nước. Lâu dần, “Ngọa Du Sào” trở thành một Hội quán rất nổi tiếng.

Sau đó, hai người con trai của cụ Nguyễn Thông là Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh còn thành lập “Liên Thành th­ương quán” kinh doanh nhiều mặt hàng như: Nước mắm, vải vóc, tơ lụa, thuốc Bắc, nhu yếu phẩm,…

Điều đặc biệt là Hội quán này được Công sứ Pháp Lucien Garnier rất ủng hộ. Nhân cơ hội đó, ông Hồ Tá Bang(3)đã bàn với cha tôi cùng tham gia mở rộng “Liên Thành thương quán” để biến nó thành một tổ chức có lợi cho phong trào Duy tân và Đông du.

Sau đó, cha tôi cùng Hồ Tá Bang và mấy người bạn thân làm tờ trình quan Công sứ Pháp, chính thức xin mở rộng “Liên Thành thương quán” thành lập Hội Quán Liên Thành (còn được gọi là Liên Thành công ty). Thực chất, đây là một tổ chức hoạt động Cách mạng gồm ba bộ phận với ba chức năng gồm: “Liên Thành Thương quán” (chuyên làm kinh tế, gây quỹ hoạt động); “Liên Thành thư xã” (truyền bá các sách báo và tài liệu tuyên truyền có nội dung yêu nước) và “Dục Thanh học hiệu” (trường dạy học cho con em lao động nghèo, theo nội dung yêu nước và tiến bộ).

Hồ Tá Bang và Phạm Đặng Chất là hai người được xem là đã lo các thủ tục hành chính, giấy tờ cho Nguyễn Tất Thành (tức Văn Ba) xuất cảnh năm 1911? (ảnh tư liệu, sưu tầm);

Đôi bạn vong niên cùng giúp Nguyễn Tất Thành

Cha tôi hơn Hồ Tá Bang 13 tuổi, nhưng người rất khâm phục ông, bởi từ thời niên thiếu Hồ Tá Bang đã theo học khoa cử, thông thạo cả chữ Hán, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, nhưng không đi thi làm quan. Năm Mậu Tuất (1889), Hồ Tá Bang làm Kí lục tại Toà sứ Phan Thiết, sau đổi về làm ở Toà sứ Hội An. Ông là người chịu ảnh hưởng tư tưởng của Nhà duy tân Nguyễn Lộ Trạch. Khi đang làm việc tại Toà sứ Phan Thiết, Hồ Tá Bang đã hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh đề xướng. Ông là một chí sĩ rất có uy tín hồi đó. Ngược lại, Hồ Tá Bang cũng rất nể trọng trí tuệ và tinh thần yêu nước của cha tôi. Hai người luôn coi nhau như bạn vong niên…

Nhìn Nguyễn Tất Thành, cha tôi nghĩ ngay đến Hồ Tá Bang, liền ­ướm hỏi, thăm dò:

– Ta sẽ nhờ mấy người bạn giúp đỡ cháu, để tìm đường Đông du?

Nguyễn Tất Thành trả lời:

– “Đông du”? Nhiều người đã làm, nhưng việc lớn khó thành. Có lẽ cháu phải tìm con đường khác? Hiện mật thám đang theo dõi cháu rất nghiêm ngặt.

– Cháu cứ yên tâm, chuyện đâu sẽ có đó…

Đầu thế kỷ hai mươi, hầu như­ thư­ơng trư­ờng của Việt Nam đều do ngư­ời Pháp và ngoại kiều chiếm giữ. Người Việt chỉ mới mở đ­ược một vài Công ty mà Liên Thành là một ví dụ. Nhưng Công ty Liên Thành tồn tại và phát triển được, một phần là nhờ Quan Công sứ Bình Thuận là Claude Léon Lucien Garnier cũng có cổ phần trong đó.

Khi cha tôi giới thiệu chàng thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành, Quan Công sứ và các cổ đông của Liên Thành Công ty đều tưởng anh là con trai của “Lệ Chất tiên sinh”, nên ai cũng nhiệt tình giúp đỡ, đặc biệt là ông Nghè Mô. Nguyễn Tất Thành đã được nhận vào dạy học ở “Dục Thanh học hiệu”. Đó cũng là người thày giáo trẻ nhất của nhà trường.

Hình ảnh Thày giáo Nguyễn Tất Thành năm 1911 tại Trường “Dục Thanh học hiệu” qua diễn xuất của Nguyễn Minh Đất trong phim “Nhìn ra biển cả” (ảnh tư liệu sưu tầm)

Người thày giáo trẻ của “Dục Thanh học hiệu”

Trường Dục Thanh ngày ấy là một khu đất nhỏ, rộng chừng hơn trăm mét vuông, nối liền nhà thờ của cụ Nguyễn Thông, có bốn lớp học với số học sinh trên một trăm người. Có nhà ngủ cho các học sinh và thầy giáo ở trọ. “Ngoạ Du Sào” là căn nhà có gác dài hơn sáu mét, rộng hơn bốn mét, cao chừng hai mét, ở tầng trên là nơi các thầy giáo hay đọc sách, chấm bài. Nơi đó có đầy đủ các vật dụng như: tráp văn thư, nghiên mài mực, tủ đứng, rương sách, góc treo sách, ghế, cái sạp cho các thầy ngồi để viết, bàn dài để các thầy ngồi nói chuyện, tràng kỷ, khay gỗ chạm, những cái chén các thầy uống trà…

Sau này, một nhân chứng từng là học trò của thầy Nguyễn Tất Thành hồi đó là cụ Nguyễn Đăng Lầu (tức Cửu Lâu, 1897 – 1978, quê ở Đức Thắng, Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận) kể lại(1): Khoảng Năm 1908 – 1909, ông thân sinh tôi cho tôi đi học tân thư trường Dục Thanh – Phan Thiết. Tôi nhớ dạy ở trường Dục Thanh tất cả có sáu thầy: thầy Cung, thầy Hải, thầy Bảy… nhưng các trò nhớ nhất là thầy Nguyễn Tất Thành. Bởi thầy Thành trẻ hơn hết.

Thầy giáo Nguyễn Tất Thành làm trợ giáo môn thể dục và phụ trách các hoạt động ngoại khóa của Trường Dục Thanh(2). Thầy Thành dạy thể dục mỗi ngày hai buổi, buổi sáng lúc sáu giờ, buổi chiều lúc năm giờ. Sau khi tập thể dục buổi sáng xong, tất cả xếp hàng đi vào lớp học. Vào lớp rồi, tất cả đứng dậy vòng tay hát “Bài ca Ái quốc”.

Ca rồi, đợi thầy rung chuông ra lệnh, các trò mới được phép ngồi và bắt đầu học. Thầy Nguyễn Tất Thành tính tình bao dung và rất thương học trò. Thầy coi học trò như các em ruột của thầy, không phải một đôi lớp, mà từ lớp nhất đến lớp tư đều yêu mến thầy. Có một ít trò nhiều khi trả bài thường quá sợ mà quên, thầy động viên: “Đừng sợ! Không việc chi mà sợ. Cứ bình tĩnh mà trả bài, nếu chưa thuộc thì học lại”.

Vào ngày chủ nhật, thầy Nguyễn Tất Thành thường dắt học trò đi chơi nhiều nơi, như bãi biển Thương Chánh, khi nước cạn ngoài cồn thật mát mẻ; hoặc bên Toà sứ. Thời ấy đất còn trống, cây hoa sứ rất nhiều, ngày chủ nhật công chức nghỉ, đóng cửa nên học trò chơi đùa thoải mái. Trong những buổi đi chơi như thế, thầy giảng dạy thêm về lịch sử đất nước. Nhiều lần thầy chỉ vẽ trò chơi cho học trò và cùng chơi nên thầy trò rất cảm mến nhau.

Hồi ấy, ở Phan Thiết chỉ có học trò nam của Trường Dục Thanh là hớt tóc hết, còn các trường công và trường tư khác ít người hớt tóc. Lúc ấy có bài “Khuyên hớt tóc”, chính thầy Thành đã đọc cho học trò cả trường đều viết để học thuộc lòng…(3)

Tuy nhiên, dạy học và kiếm tiền để sống yên phận không phải là mục đích của Nguyễn Tất Thành.

(Còn nữa)

Nhà văn ĐẶNG VƯƠNG HƯNG
(Trích Tiểu thuyết “Kỳ Nữ”, Tạp chí Hữu Nghị
phối hợp với NXB Hội Nhà văn sắp ấn hành)

BÀI BIA MỘ CỤ HÒ TÁ BANG

Tags: Sơn TùngLê Thị HuệNguyễn Tất ThànhBác HồHồ Tá BangCao Lãnh,cuộc gặp gỡcả cuộc đờiTrường Dục ThanhNguyễn Sinh Sắcnhà vănVăn Sơn,chờ đợithần tượngCụ Hồđến

Nhà văn Sơn Tùng cho biết, những gì viết trong “Búp sen xanh” chỉ là sự hé mở một phần về mối tình của bà Lê Thị Huệ, một người đã nguyện dành cả cuộc đời mình chờ đợi một thần tượng đã có sức toả sáng, lay động đến tận cùng tâm hồn mình.

Hôm ấy, nhà văn Sơn Tùng bị vết thương hành hạ, những mảnh đạn trong đầu cựa quậy, các vết thương lại rỉ máu.

Ông phải nằm dưỡng sức ngay trên tấm phản, cạnh những giá sách có hàng ngàn cuốn sách về văn hoá đông tây, kim cổ.

Tôi ngồi bên, cầm lấy bàn tay mà các ngón đã co quắp lại vì mảnh đạn kẻ thù, lắng từng tiếng ông đều đều, thủ thỉ:

– Bác đã chuẩn bị đầy đủ tư liệu… Cố gắng để chống lại vết thương hoành hành và viết cho bằng được tiểu thuyết “ Bông Huệ trắng”…

Giọng ông như từ xa vắng dội về. Đôi mắt ông hướng vào trong, mạch hồi tưởng thức dậy cái chuỗi ngày ngót 60 năm về trước: Hồi ấy ông công tác tại Tỉnh đoàn Nghệ An, thường đến gặp bà Nguyễn Thị Thanh và ông Nguyễn Sinh Khiêm (chị gái và anh trai Bác Hồ) để tìm hiểu tư liệu.

Lúc đầu còn chưa biết gì về hoàn cảnh gia đình của Bác, nên hỏi mon men từ ông nội bà nội, sang ông bà ngoại và những bước thăng trầm của gia đình Bác Hồ trong tuổi ấu thơ cũng như những mối quan hệ để từ đó hình dung về mạch nguồn đã tạo nên nhân cách và thiên tư của Người.

+ + +

Có một điều băn khoăn từ rất lâu, khi đã trở nên gần gũi và được tin cậy, chọn một thời điểm thích hợp, nhà văn Sơn Tùng hỏi bà Nguyễn Thị Thanh:

– O ơi, cháu có điều này xin được hỏi O, mong o hiểu … cháu muốn được thấu rõ  những điều…

Bà Thanh tiếp lời:

– Cháu cứ hỏi, không phải e ngại, miễn là điều đó có thể nói được với cháu thì O sẽ nói .

Sau phút do dự, nhà văn thổ lộ điều tâm sự của mình:

– Cháu biết điều này không dễ gì… Nhất là lại hỏi với người bề trên… Nhưng mong O xá lỗi và cho cháu biết… Tại sao ba chị em O lại đều không xây dựng gia đình? Có gì  ẩn khuất sau chuyện này không hả O?

Bà Thanh quay nhìn ra khu vườn xanh. Ngọn gió chiều lao xao trên tàu lá. Đôi mắt bà trở nên hoang vắng. Bà im lặng. Một niềm im lặng thẳm sâu mà như nói lên biết bao điều. Lúc sau bà cất giọng trầm, nén bên trong những rung cảm mãnh liệt:

– Hoàn cảnh nhà O… –  Bà Thanh kìm một tiếng thở dài – Biết bao gian khó hiểm nghèo… Có nói ra cháu chưa chắc đã hình dung hết được… Cậu Thành thì đi xuất dương tìm con đường cứu nước. O và cậu Khiêm bị đi đày. Cậu Khiêm bị thực dân Pháp tra tấn dã man và tìm cách triệt nòi giống bằng cách tiêm thuốc… Khi ra tù thì tuổi đã cao, có những nỗi niềm u uẩn…

Bà Thanh như nghẹn lại, mắt ứa  lệ:

– O đã già, không dễ gì ngồi nói lại những chuyện này với một người trẻ tuổi như cháu. Nhưng biết cháu là một người có thể thấu hiểu thì o mới nói- Cũng như cậu Khiêm, O cũng bị kẻ thù tra tấn dã man. Cháu có tưởng tượng được không? Chúng nung đỏ chiếc mâm đồng… Một chiếc mâm đồng nung đỏ mà chúng bắt O ngồi lên đó… Một nỗi đau đớn đến tận cùng xuyên sâu từ da thịt vào xương tủy… Nhiều ngày sau đó O không đi lại được… Vết bỏng đã làm biến dạng cả cơ thể, xoắn vặn cả tâm hồn O. Vậy thì, làm sao O có thể có gia đình được nữa…

Nhà văn Sơn Tùng lặng lẽ nhìn người chị gái của Bác Hồ. Dường như O Thanh vừa trải qua một cơn rùng mình. Chẳng biết nói gì hơn, ông kiên nhẫn đợi cho đến lúc bà Thanh bình tâm trở lại, giọng bà vẫn trầm trầm nhưng đã qua cơn ức nghẹn dần trở nên man mác:

– Tuổi xuân của O suy nghĩ về công việc cứu nước. Noi gương cụ Phan Bội Châu bỏ gia đình mà đi bôn ba hải ngoại… Hồi ấy O cũng có những đám hỏi. Cha O cũng đánh tiếng… Có một đám bên Hà Tĩnh… Người ta đã mang lễ vật đến… Nhưng O đội mâm đi trả. Một thời gian sau, cha O bị huyền chức đi luôn vào xứ Nam kỳ. Cậu Khiêm sau một thời gian hoạt động thì bị bắt…

Cậu Thành gác việc riêng lại để lo cứu nước. Khi cậu đi xuất dương O không biết. Chỉ biết trước đó cậu đã vào Phan Thiết, dạy ở Trường Dục Thanh, chỗ ông Hồ Tá Bang- người thân thiết của cha O hồi ở Huế.

Hồ Tá Bang làm ký lục tại Phan Thiết, đồng thời là sáng lập viên công ty nước mắm Liên Thành và Trường Dục Thanh. Trường Dục Thanh có nhiều thầy giáo là người khoa bảng có tư tưởng tiến bộ.

Cậu Khiêm ra tù năm 1920,  và O đến năm 1922 cũng mới được ra, nhưng cả hai chị em đều bị quản thúc. Tin tức về những người thân trong gia đình đều bặt hết.

Mãi đến năm Kỷ Tỵ 1929, O đang bị quản thúc ở Kim Luông thì nhận được giây thép  (bức điện) của gia đình cụ Hồ Tá Bang từ Sài Gòn ra, báo cho biết cha O đã qua đời tại xã Hoà An, Huyện Cao Lãnh, Sa Đéc. Và thế là O lo liệu vượt mọi khó khăn để vào hộ tang cha.

Hồi ấy vào Nam cũng giống như đi sang một nước khác. Không biết bao nhiêu là khó khăn chồng chất. Khi O vào đến nhà số 3, đường Ông Đốc Phương, có người của cụ Hồ Tá Bang dẫn O lên Gò Vấp.

Đó là một vùng mênh mông và hoang vu, trại cày của cụ Diệp Văn Cương (cha của nhà báo Diệp Văn Kỳ). Người ở đây nói hãy đợi Lê Thị Huệ  lên dẫn O xuống Cao Lãnh. O muốn tự đi nhưng mọi người không đồng ý. O hỏi:

– Huệ nào?

Thì được trả lời: Đó là học trò của cụ phó bảng Sắc từ thời ở Huế.

Sau đó thì Lê Thị Huệ lên đưa O xuống mộ cha. Huệ kém cậu Thành vài tuổi. Gặp O, Huệ khóc. Lúc đó Huệ để tang cho cha O. O ở lại đó cho đến 49 ngày, tạ ơn những người lo tang cho cha O (phần nhiều trong số họ là học trò của cha O).

Trong thời gian đó, trò chuyện với Huệ, chị em hiểu nhau, và O mới biết Huệ là người thương của cậu Thành. Hai người đã có một tuổi thơ gắn bó từ hồi ở Huế. Cha Huệ làm bên bộ Công. Huệ mất mẹ. Thành cũng mồ côi mẹ. Cha O thì không tục huyền. Cha Huệ sau tục huyền với một người phụ nữ Huế, bà ta đanh đá, cảnh nhà không vui.

Khi vua Thành Thái bị đi đày, các quan dưới triều Thành Thái đều bị thuyên chuyển. Cha O vào Bình Khê, rồi vào lục tỉnh. Cha Huệ cũng bị thuyên chuyển, thế là Huệ với cậu Thành xa nhau…

Khi từ Phan Thiết vào Sài Gòn cậu Thành có gặp lại Huệ…

Huệ cũng cho biết, một lần cậu Thành có thư về. Thầy (cha O) gọi Huệ đến và cho biết. Khi đó cha O đang ở chùa, cắt thuốc giúp dân, một thời gian sau mới xuống hẳn Cao Lãnh.

Sau những lần trò chuyện, cuối cùng O dò hỏi xem Huệ sẽ tính liệu thế nào khi cậu Thành thì biền biệt bên trời Tây. Huệ nói với O, không giấu được xúc động: “ Có khi em đợi… Không đợi được thì em sẽ vào chùa…” .

O nắm lấy bàn tay Huệ không nói được gì. Sau đó thì O trở ra Bắc. Từ đó, O không còn gặp lại Huệ nữa. Mọi chuyện sau này ra sao O không được rõ…

Bà Thanh nhấn từng tiếng:

– Sau này yên hàn, nam bắc thông thương, cháu còn trẻ, nếu có dịp vào đàng trong, vào chỗ mộ cha O thì có thể lần ra được…

+ + +

Chiến tranh liên miên. Cuộc sống bộn bề công việc trên các nẻo đường công tác. Năm 1967, đang làm phóng viên mặt trận dẫn đầu một tổ phóng viên cắm từ Thanh Hoá, Nghệ An đến Quảng Bình, Vĩnh Linh… ông (Sơn Tùng) được điều động lên Hà Giang để tổ chức mạng thông tín viên cho báo Tiền Phong và vận động bà con ở đây bỏ hút thuốc phiện.

Công việc đang tiến triển tốt thì ông lại được gọi về Hà Nội giao nhiệm vụ vào Nam lập báo Thanh niên giải phóng. Giữa lúc ấy ông nhận được tin bom Mỹ đánh vào cầu Giát, nơi vợ con ông đang sinh sống cả gia đình phải sơ tán, nhà cửa xóm làng tan hoang và tin em trai ruột của ông là Bùi Sơn Thanh hy sinh ở chiến trường Do Hải, Quảng Trị.

Vậy mà không một chút lưỡng lự, ông nhận nhiệm vụ và gấp rút chuẩn bị lên đường đi B.

Ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ được giao, trong ông còn có một dự định không hé hở với một ai: Vào Nam, khi có cơ hội, sẽ tìm cho được Lê Thị Huệ và tìm hiểu thêm về những ẩn tích thời TT của Bác Hồ.

Đi bộ gần sáu tháng vượt Trường Sơn ông vào đến Nam Bộ. Báo Thanh niên giải phóng đóng ở Tây Ninh. Chiến tranh ác liệt, chưa có điều kiện xuống được Cao Lãnh. Một hôm có anh Lâm Văn Tẩy phụ trách Đoàn TNND Cách mạng từ Cao Lãnh lên, ông hỏi chuyện…

Anh Tẩy cho biết: Mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc trước đây ở miếu Trời Sanh. Lính Sài Gòn định phá, nhưng hàng trăm người vây xung quanh mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, ngăn chặn hành động độc ác vô tri của chúng.

Một cuộc xô xát lớn xảy ra, 71 người đã bị thương nhưng tinh thần đấu tranh của người dân mỗi lúc một cao, cuối cùng chúng đành phải rút lui.

Năm 1971 nhà văn Sơn Tùng bị thương nặng, phải cáng ra miền Bắc. Ngoài nỗi buồn vì mang thương tật, mất 81% sức khoẻ, 3 mảnh đạn còn nằm trong hộp sọ,  mắt chỉ còn 1 phần 10, hai bàn tay chỉ còn 3 ngón không co quắp và nhiều vết thương khác, trong lòng nhà văn Sơn Tùng có một nỗi buồn khác là việc tìm kiếm Lê Thị Huệ và những khát vọng sáng tác từ lâu ôm ấp càng trở nên xa vời hơn.

Nhưng ý chí đã giúp ông vượt qua thử thách ngặt nghèo nhất. Năm 1972, sau khi xin rút ngắn thời gian chữa bệnh  từ Trung Quốc trở về, ông rèn luyện kiên trì và dần dần khắc phục tàn phế, dấn thân vào sáng tác.

Tháng chạp năm ấy, B52 đánh vào Khâm Thiên ông vẫn xông xáo, không quản nguy nan, là một trong những người đầu tiên đến tận hiện trường viết bài như lúc còn ở ngoài mặt trận.

+ + +

Giải phóng Sài Gòn, giữa lúc mọi việc đang bề bộn, đầy bất trắc, ông xin giấy giới thiệu của Bộ Văn hoá, bán cả đồ dùng riêng tư để có tiền trở lại miền Nam tìm tư liệu về Bác Hồ, về cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Lê Thị Huệ.

Vào đến Cao Lãnh, nhà văn Sơn Tùng trú tại nhà ông Nguyễn Thành Mậu, Chủ tịch UBMT Giải phóng Tỉnh Sa Đéc, em ruột ông Nguyễn Thành Tây- một học trò của Nguyễn Tất Thành hồi còn ở Phan Thiết. Biết nhà văn vào tìm tư liệu về cụ Sắc, mọi người ai cũng hết sức vui mừng và yêu quý.

Từ những đầu mối mà ông Nguyễn Thành Mậu cho biết, nhà văn Sơn Tùng quay về Sài Gòn, tìm đến số 58C phố Cao Thắng, nhà của dược sư Hồ Tường Vân- Tổng thư ký Hội chữ thập đỏ của miền Nam, con gái cụ Hồ Tá Bang.

Sau đó tìm đến nhà 52 phố Bàn Cờ, nhà của bà Hồ Thị Liệt, chị gái của bà Hồ Tường Vân. Dược sư Hồ Tường Vân và bà Hồ Thị Liệt cho nhà văn biết thêm nhiều điều về bà Lê Thị Huệ.

Sau đó nhà văn Sơn Tùng tìm được nhà người cháu của bà Huệ và được đưa đến gặp bà Lê Thị Huệ trong một ngôi chùa cách Sài Gòn khá xa, trên đường đi Vũng Tàu.

Lúc đầu bà Huệ từ chối. Bà nói:

–  Tôi làm sao có quan hệ với gia đình cụ Hồ được… Khéo người ta lại bảo tôi thấy sang bắt quàng làm họ…

Nhưng nhà văn Sơn Tùng vẫn rất kiên nhẫn thuyết phục. Ông tặng bà Huệ cuốn sách của mình viết về Bác Hồ có tên Nhớ nguồn do NXB phụ nữ vừa ấn hành và ảnh nhà văn được chụp cùng với Bác Hồ cũng như  trình bày niềm mong ước gặp bà từ khi được O Nguyễn Thị Thanh kể hồi năm 1948.

Sau một khoảng lặng, nét mặt bà Huệ thay đổi. Bà trở nên thân tình hơn:

– Ông đã nói vậy và qua những gì tôi biết và cảm nhận về ông, tôi tin ông nói thật. Chắc ông cũng hiểu, có những kẻ xưng là người này người nọ nhưng sự thật thì không phải… Bây giờ tôi hỏi ông, xin ông cho tôi biết… Cụ Hồ đã qua đời thật hay chưa? Hay có chuyện gì …?

Bà Huệ lặng lại giây lát, gương mặt không giấu sự xúc động. Nhà văn Sơn Tùng không hiểu điều gì đang diễn ra trong tâm cảm của Bà Lê Thị Huệ. Chắc phải có một chuyện gì… một chuyện gì đây… khiến bà  nghi ngờ…

Không phải đợi lâu, bên tai nhà văn giọng bà Huệ lại rành rọt:

– Khi anh Diệp Văn Kỳ nhận được thư cụ Hồ mời qua anh Hồ Tá Khanh (con cụ Hồ Tá Bang), anh Kỳ lại là bạn thân của Nguyễn Tất Thành… Vậy mà, anh Kỳ ra đến Lái Thiêu thì bị bắn chết. Từ đó, mất luôn mọi liên lạc với cụ Hồ.

Bà Huệ nhấn từng tiếng:

–  Nói thật, tôi rất sợ liên quan đến chính trị. Tôi sợ ông đi thử nhân tâm. Với lại, có những điều đáng suy nghĩ lắm, sao có nhiều người tự xưng là người cách mạng, giải phóng mới có mấy tháng mà đã tranh nhau nơi ở… đã đối xử với nhau thiếu tình nghĩa con người…

Nhà văn Sơn Tùng thưa với bà Huệ:

–  Cụ là một người tu hành, chắc cụ thấu hiểu rằng người đi tu rất nhiều, nhưng không phải ai cũng có thể thành Phật…  Trong đội ngũ những người của cụ Hồ cũng có người thế này, thế khác…

Bà Huệ cười. Một nụ cười khô héo:

–  Ông nói vậy, tôi cũng biết vậy. Qua những gì ông nói, tôi nhận thấy ông gần gũi với nhiều người trong gia đình cụ Hồ. Ông thực lòng muốn biết thì tôi nói để ông hiểu được cụ Hồ thời đó… – Giọng bà Huệ trở nên âm trầm,  ẩn tàng bên trong niềm rung động thiêng liêng, nỗi xao xuyến mênh mông – Nguyễn Tất Thành là một thần tượng của tôi thời trẻ.

Cũng như Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga… Cảnh ngộ chúng tôi đều mất mẹ… Qua những năm tháng sống gần nhau từ hồi ở Huế… có những kỷ niệm vô cùng đẹp đẽ… Chắc ông cũng hiểu rằng, Nguyễn Tất Thành phải có một cái gì đó thì tôi mới có thể chờ đợi và tôn thờ suốt cả cuộc đời mình…

Đôi mắt bà Lê Thị Huệ gợn lên một ánh buồn da diết.

– Sau này, khi anh Thành đi rồi… TT của tôi u ám buồn và ngập chìm thương nhớ. Tôi mong ngóng chờ đợi một con người ở tận bên kia trái đất. Không gì có thể tả được cái nỗi lòng ngày ấy… Thỉnh thoảng anh Diệp Văn Kỳ gặp tôi có nói cậu Thành vẫn hoạt động bên Paris…

Bà Huệ lại lặng đi. Đợi lúc bà bình tâm trở lại, trước lúc chia tay, nhà văn Sơn Tùng thưa với bà:

– Từ những gì cụ nói hôm nay, cháu xin cụ được viết thành bài báo…

Bà Lê Thị Huệ nhìn thẳng vào nhà văn, vẫn giọng nhỏ nhẹ nhưng rành rọt:

– Không nên! Sau này tôi qua đời, ông có viết gì thì viết, nhưng  đừng để người thời nay và cả sau này hiểu sai về chúng tôi  ngày đó… Còn bây giờ thì không nên…

– Nhưng thưa cụ, cháu nghĩ, tình cảm của cụ với Nguyễn Tất Thành là một câu chuyện đẹp đẽ. Nguyễn Tất Thành vì việc Nước mà phải gác lại tình riêng, bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm cho bằng được con đường giải phóng dân tộc.

Khi giành được Nước rồi, vẫn không xây dựng gia đình… Đến tận phút cuối cùng của cuộc đời cao cả ấy vẫn luôn nghĩ về miền Nam ruột thịt… Còn cụ, cụ vẫn giữ trọn vẹn mối tình trong trắng của mình qua bao thăng trầm của đời người, bao biến thiên của thời thế… Đó là một tấm gương lớn để giáo dục thanh niên, giáo dục con cháu ta cho mãi về sau…

Bà Huệ lắng nghe rồi lại từ tốn cất lời:

– Ông nói cũng phải, nhưng ông mới nói những điều thuận. Mà đời thì đâu chỉ có những cái thuận… Nếu ông viết, người ta sẽ nói là tôi điên. Một bà già sắp chết, đã đi tu để quên hết chuyện đời… Vậy mà bây giờ thấy người của Giải phóng đến lại còn kể về mối tình đầu để kiếm chác…

Sau buổi chia tay ấy với bà Huệ nhà văn Sơn Tùng giữ mãi lời nguyền: Sẽ không viết gì về mối tình này khi cụ đang còn sống.

+++

Năm 1980 cụ Lê Thị Huệ qua đời. Năm 1981 Nhà văn Sơn Tùng bắt tay vào viết tiểu thuyết “Búp sen xanh” về thời TT của Bác Hồ. Trong tiểu thuyết này có nhân vật út Huệ và mối tình trong trắng không cất nên lời.

Cuốn sách này đến nay trở thành một trong những tiểu thuyết có lượng ấn hành lớn nhất ở nước ta với hơn nửa triệu bản. Tuy nhiên thời kỳ đó, có những quan điểm khác nhau về nhân vật út Huệ…

Thủ tướng Phạm Văn Đồng sau khi đọc xong “Búp sen xanh” đã mời nhà văn Sơn Tùng lên trò chuyện thân mật. Thủ tướng có hỏi về nhân vật út Huệ…

Và chính Thủ tướng đích thân viết lời tựa cho “Búp sen xanh” khi tái bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, vì những lý do tế nhị, đầu năm 2005 lời tựa này mới được công bố. Trong lời tựa có đoạn: “Cuốn sách “Búp sen xanh” nêu lên một vấn đề: ở đây tiểu thuyết và lịch sử có thể gặp nhau không? Vấn đề này các đồng chí hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và nói chung tất cả chúng ta cần suy nghĩ để có thái độ. Song ở đây cũng vậy, lời nói có trọng lượng rất lớn thuộc về người đọc, nghĩa là nhân dân”.

Nhà văn Sơn Tùng cho biết, những gì trong “Búp sen xanh” chỉ là sự hé mở một phần… Đó là lý do tại sao ông còn phải viết cuốn “Bông Huệ trắng”. Cuốn sách sẽ là một bản tình ca vô cùng trong trắng và thiêng liêng về mối tình của một con người đã nguyện dành suốt cả cuộc đời mình chờ đợi một thần tượng đã có sức toả sáng, lay động đến tận cùng tâm hồn mình. Người đó là Lê Thị Huệ…

Theo Thiên Sơn – Tiền Phong

Việt Báo


Hồ Tá Khanh   Tên Hồ Tá Khanh   Bác sĩ y khoa Quê quán Phong Điền – Thừa Thiên-Huế (Kế Môn – Phong Điền – Thừa Thiên)   Năm sinh Mậu Thân – 1908   Năm mất Bính Tý – 1996

Hồ Tá Khanh là bác sĩ y khoa, nguyên quán làng Kế Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, (nay là huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế), sinh và cư ngụ tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, sau năm 1960, nghỉ hưu trí tại Paris – Pháp.

Ông xuất thân trong gia đình truyền thống Nho học. Thân phụ ông là nhà duy tân cải cách Hồ Tá Bang (1875-1943), Tổng lý công ty Liên Thành, nhạc phụ là Nguyễn Quý Anh (1883-1936) người tổ chức và điều hành Trường Dục Thanh ở Phan Thiết.

Thuở nhỏ ông học ở Sài Gòn, năm 1926, tham gia lễ truy điệu chí sĩ Phan Châu Trinh bị đuổi học, ông tìm cách trốn sang Pháp. Khoảng năm 1929, ông đỗ Tú tài rồi vào học Trường Đại học Y khoa Paris, tốt nghiệp Y khoa Bác sĩ.

Năm 1938, ông về nước không làm công chức mà mở phòng mạch tư, tham gia các hoạt động chính trị, xã hội tại Sài Gòn trong nhóm các ông Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Tạo…

Năm 1942, ông cùng các bạn văn thành lập báo Văn Lang do ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Đây là một trong các tờ báo đúng đắn nhất ở Sài Gòn trước tổng khởi nghĩa 1945.

Năm 1945, ông được học giả Trần Trọng Kim mời tham gia nội các với chức vụ Bộ trưởng Bộ Kinh tế, đến tháng 8 cùng năm trước cao trào cách mạng, cả nội các từ chức giao chính quyền lại cho cách mạng. Sau đó ông lui về sống ở Phan Thiết.

Năm 1946, ông được chủ tịch Hồ Chí Minh (Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) mời ra miền Bắc nhận công tác, nhưng ông không nhận lời được vì giao thông Nam Bắc lúc ấy bị gián đoạn (Pháp chiếm). Trong lúc đó Cao ủy Pháp là Bollaert o ép, thỉnh cầu ông giữ một chức vụ quan trọng trong chính phủ Nam Kỳ nhưng ông một mực từ chối. Do tình hình ấy, ông tìm cách lánh sang Pháp.

Những năm 50, ông làm việc tại châu Phi, sau những năm 1960, ông hưu trí, về sống tại Pháp cho đến ngày qua đời năm 1996.

Ông là tác giả một số sách Y khoa và một tác phẩm sử học có tên: Thông sử Liên Thành. Sách viết về sự hình thành và phát triển của công ty Liên Thành và Trường Dục Thanh tại Phan Thiết, cùng một số bài báo trên tạp chí Văn Lang xuất bản năm 1942 – 1945 tại Sài Gòn.

Ngày 18-8-1996, ông mất tại Paris, hưởng thọ 88 tuổi, thi hài được hỏa táng, tro cốt đem về thờ tại nhà lưu niệm Hồ Tá Bang tại trường Dục Thanh, Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Ông tây làm thuỷ lợi ở… Bình Thuận

(Chủ nhật, 30/01/2011 03:46 PM)

Mấy năm qua, hình ảnh một ông tây xắn quần lội đồng đi khảo sát, nâng sức chứa các hồ thuỷ lợi nhỏ ở các xã vùng cao, vùng sâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc với nông dân tỉnh Bình Thuận – vùng đất vốn khô cằn, toàn núi rừng và cát.

Các kỹ sư chuyên ngành thuỷ lợi ở địa phương này vẫn trìu mến gọi ông tây này là thầy Quốc (tên đầy đủ là Hồ Tá Quốc). Bởi ông mang quốc tịch Pháp, nói tiếng Việt nhiều từ chưa diễn đạt hết, nhưng ông đích thực là người Việt Nam, là cháu ngoại của cụ Nguyễn Thông. Xứ Phan Thiết, Bình Thuận được thầy Quốc trân trọng mỗi khi nhắc đến, bởi đó là nơi thầy sinh ra. Ở Phan Thiết, bây giờ còn ngôi nhà đầy kỷ niệm tuổi thơ, mà mỗi lần về, thầy Quốc lại tự đi chợ, làm bếp…

Giáo sư Quốc (bên phải) đang khảo sát làm thuỷ lợi với chính quyền địa phương
ở Bình Thuận. Ảnh: Trần Lê
Đem thuỷ lợi tiên tiến về Việt Nam
Nếu không có những mùa khô thiếu nước gay gắt của Bình Thuận, có lẽ kỹ sư Mai Chí – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Thuận – sẽ không gặp được GS-TS Hồ Tá Quốc – một thành viên của Hội Thuỷ điện Pháp (Hydro-Coopération) đang sống và làm việc tại Pháp. Ông Mai Chí kể chuyện mình quen giáo sư, năm 2003 trong một hội thảo ở thành phố Hồ Chí Minh về thuỷ lợi, ông chú ý đến một người phát biểu tại hội thảo bằng tiếng Anh, vì thấy ông này có nhiều trăn trở về công tác thuỷ lợi ở Việt Nam.
Giờ giải lao, ông lại thấy vị giáo sư này nói chuyện với bạn bằng tiếng Pháp. Vốn tiếng Pháp là sở trường của mình, ông Mai Chí lân la làm quen. Và họ thân nhau khi nhận ra là đồng hương Phan Thiết. Lúc này, ông Mai Chí mới biết Giáo sư Hồ Tá Quốc là một chuyên gia tầm cỡ của Hydro – Coopération. Còn thầy Quốc lại kể chuyện mình thành bạn ông Mai Chí là tại hội thảo, ông Mai Chí phát biểu về xây dựng thuỷ lợi của Bình Thuận – vốn là quê hương nhiều năm xa cách của ông.
Rồi từ đó, họ liên lạc thường xuyên với nhau qua email, hỏi thăm tình hình quê nhà. Và với kiến thức của một giáo sư chuyên ngành thuỷ lợi và đập, Giáo sư Hồ Tá Quốc liên tục về Phan Thiết giúp đỡ một cách vô tư và hoàn toàn miễn phí cho công tác thiết kế các công trình thuỷ lợi.

Công trình đầu tiên thầy Quốc thực hiện tại Bình Thuận là hồ thuỷ lợi Saloon. Đây là hồ chứa nước nhỏ, tưới khoảng 100ha lúa nước cho đồng bào dân tộc thiểu số xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc. Dù tỉnh Bình Thuận đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây dựng hồ chứa, nhưng hiệu quả không cao, vì mùa khô nước cạn rất nhanh, nhưng mưa thì không giữ được nước. Giáo sư Hồ Tá Quốc đã áp dụng công nghệ đập nước “cầu chì” của Pháp vào công trình này. Phương pháp của ông là cho xây một bờ đập nhỏ bằng phương pháp “cầu chì” ở cửa xả.

Mùa mưa, khi lũ về làm nước trong hồ dâng cao, lập tức các “cầu chì” tự động mở ra để xả nước về hạ lưu, bảo đảm an toàn công trình đầu mối. Đến cuối mùa mưa, nước nguồn ít, các “cầu chì” đặt trên ngưỡng tràn tự đóng lại, làm nhiệm vụ giữ thêm nước cho hồ, đủ nước tưới cho vụ đông xuân tiếp theo. Nhờ vậy, từ năm 2009 đến nay, đồng bào K’Ho xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận sản xuất 3 vụ lúa nước ổn định và đặc biệt là kể từ khi có đập “cầu chì” của thầy Quốc làm, bà con trúng mùa liên tục trên cánh đồng Saloon.
Sau hồ Saloon, đập tràn Phan Dũng – ở huyện Tuy Phong, hồ Sông Móng – ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận cũng được Giáo sư Hồ Tá Quốc tiếp tục vận động kinh phí tài trợ và chuyển giao công nghệ nâng sức chứa. Cuối năm 2010, nhân chuyến tham dự hội thảo “Đập lớn thế giới” tại thủ đô Hà Nội, Giáo sư Hồ Tá Quốc đã mời Giáo sư Francois Lempérière – Chủ tịch Hydro-Coopération – “cha đẻ” của kỹ thuật “đập nước Piano” ở Pháp cùng về Phan Thiết giới thiệu cho các chuyên gia thuỷ lợi tỉnh Bình Thuận kỹ thuật xây dựng đập nước Piano (đập nước giống phím đàn Piano) của Pháp.
Với kỹ thuật này, đập nước được sử dụng hết công suất mà không lãng phí nước, kinh phí lại giảm nhiều so với các kỹ thuật truyền thống cũ kỹ vốn tồn tại ở Việt Nam bấy lâu nay. Ông Mai Chí cảm động cho biết: “Mấy chục năm làm công tác thuỷ lợi, chưa có một nhà khoa học Việt kiều nào lạ như Giáo sư Hồ Tá Quốc. Ông luôn hướng về quê nhà với những chuyển giao kỹ thuật cụ thể, mà Nhà nước nếu mua sẽ khó có đủ tiền. Hiện công trình thuỷ lợi Sông Móng đang đầu tư cũng được áp dụng công nghệ Labirynth của Giáo sư Hồ Tá Quốc chuyển giao. Đây là một công nghệ rất hiệu quả mà thế giới đang ứng dụng, nhưng chúng ta lại không mất tiền mua. Giáo sư Quốc đã chuyển giao với tâm huyết của một người con Bình Thuận”.
“Tôi đã thực hiện được ước nguyện của ông nội, là học thuỷ lợi để phục vụ cho quê mình làm nông nghiệp. Là chuyên gia về các dự án thuỷ lợi, thuỷ điện ở Pháp, tôi muốn giúp Việt Nam, trước tiên là tỉnh Bình Thuận quê tôi, có những đập nước hiệu quả, rẻ tiền nhưng an toàn, vì quê tôi là tỉnh khô hạn nhất Việt Nam” – thầy Quốc tâm sự.
Chúng tôi may mắn tháp tùng thầy Quốc đi thăm các công trình thuỷ lợi nhỏ của các huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam những ngày cuối năm. Ở cái tuổi 65, giữa nắng trưa gay gắt, nhưng thầy Quốc vẫn miệt mài chụp hình, nghiên cứu, cùng bàn bạc phương án nâng sức chứa cho công trình. Từ Tuy Phong về Hàm Thuận Bắc, lại ngược rừng quay về Hàm Thuận Nam, chuyến hành trình mấy trăm cây số nhiều lúc phải vượt rừng, lội suối, nhưng thầy vẫn băng băng đi trước.
Quê hương ông là dòng Cà Ty bên nhà!
GS-TS Hồ Tá Quốc chính là cháu nội của cụ Hồ Tá Bang, cháu ngoại của cụ Nguyễn Quý Anh – hai trong sáu người sáng lập Trường Dục Thanh và Cty nước mắm Liên Thành nổi tiếng ở TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Và nhà yêu nước Nguyễn Thông chính là ông cố của thầy Quốc. Khu vườn Trường Dục Thanh, nơi 100 năm trước, thầy giáo Nguyễn Tất Thành – Bác Hồ kính yêu của chúng ta – từng dừng chân dạy học, chính là mảnh đất của gia đình, nơi chôn nhau cắt rốn của ông Quốc, được ông nội, ông ngoại hiến để xây dựng nên Trường Dục Thanh. Sau khi cụ Hồ Tá Bang mất, cả gia đình bị thực dân Pháp khủng bố, phải di tản ra nước ngoài năm 1949, sống phiêu bạt mỗi người một nơi.
Thầy Quốc theo cha – bác sĩ Hồ Tá Khanh, cũng là một nhân sĩ yêu nước – sang Pháp, lúc đó thầy Quốc chưa lên 10 tuổi, nên ký ức về quê hương lúc đó chỉ là những dãy phố còn vắng, những chiếc ghe bầu chở nước mắm ngày ngày xuôi ngược trên dòng sông Cà Ty. Anh chị em phần lớn theo nghề y của cha. Riêng thầy Quốc học thuỷ lợi theo nguyện vọng của ông nội. Ông Quốc cho biết: “Quê mình là quê nông nghiệp, phải cố mà học cho được cái nghề dẫn thuỷ nhập điền. Năm 1989, từ Pháp, tôi được đưa về Việt Nam tham gia xây dựng công trình thuỷ điện Vinh Sơn ở tỉnh Bình Định. Lần đầu tiên sau gần 40 năm sống ở xứ người, tôi mới có dịp trở lại quê hương. Và rồi duyên nợ cho tôi, mỗi năm có phân nửa thời gian ở lại quê hương, khi được mời dạy tại Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, rồi đi làm các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện khắp trên quê hương đất nước mình”.
Ngôi nhà ở đường Trưng Trắc – TP.Phan Thiết – nơi ông Quốc sinh ra, lớn lên – bây giờ lại đón ông trở về với nguyên vẹn những kỷ vật từ giường ngủ, bàn ghế đều được bài trí theo cách của ông nội. Mỗi Tết Nguyên đán, ông lại lên núi Cố (có lầu Ông Hoàng) tảo mộ, thắp hương cho cụ cố Nguyễn Thông. Tuổi lục tuần, ông Quốc bảo ước nguyện của mình là đi làm từ thiện. Ông đã lập được Hội Khuyến học lấy tên Hồ Tá Bang tại làng Kế Môn (Thừa Thiên – Huế) – nơi sinh của ông nội từ nhiều năm nay. Lương của ông phần nhiều ông để dành cấp học bổng cho các cháu học sinh nghèo ở vùng này. Còn ở Phan Thiết, dự định của ông là xây một ngôi trường tại Hàm Kiệm, nơi mà ngày xưa là đồn điền của gia đình mà ông nội lập ra – trước đây là nơi từng diễn ra hội họp giữa những nhà yêu nước. Khi chia tay ông, Giáo sư Quốc bày tỏ với chúng tôi: “Làm nhà báo, có dịp đi nhiều, nếu biết cháu học trò nào có hoàn cảnh khó khăn, thì nhớ gọi cho tôi biết nhé, để tôi kịp giúp đỡ!”.
Theo Báo Lao Động

Gọi 19008062 để được tư vấn thông tin nông nghiệp trực tiếp

Phản hồi (1)

Bình luận

get avatarWant your picture next to your comment?
Join Gravatar and upload your photo, completely free! (opens in new window)

Tên *
E-Mail *
Trang web


Tin tức khác