Những nhân vật đi vào lịch sử 16-09-2010 minhhien
Bước đầu ghi nhận những nhân vật quê hương Kế Môn được ghi vào sách sử, khi tìm được tư liệu nào chúng tôi ghi lại. Sau này nếu có tư liệu nào đầy đủ hơn, chúng tôi sẽ cập nhật.*
Đình nguyên Hoàng giáp
TRẦN DĨNH SĨ
(1858 – 1914)
Khoa cử Việt Nam có từ năm Ất Mão (1075) niên hiệu Thái Ninh thứ 4 đời vua Lý Nhân Tông. Tính đến năm 1786 có đến 32 người đỗ Đình nguyên Hoàng giáp. Hoàng giáp tức là “Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân”.
Dưới triều Nguyễn, trong lịch sử khoa cử có 27 khoa đỗ Đình nguyên là Hoàng giáp, 6 khoa là Thám hoa, 4 khoa là Tiến sĩ, 2 khoa là Bảng nhãn. Có 44 vị đỗ Hoàng giáp, trong dó có 17 vị không đậu Đình nguyên (tức là đỗ đầu thi Đình, một tiểu kỳ của thi Hội).
Thừa Thiên phủ, nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế, có 2 vị đỗ Hoàng giáp cách nhau 12 năm vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Thi Đình hội khoa Đinh Mùi, 1907, niên hiệu Thành Thái thư 19 lấy đậu Hoàng giáp 4 vị. Ông Lê Hoàn, người làng La Chữ, huyện Hương Trà đỗ Hoàng giáp, tên ở hàng thứ hai sau Đình nguyên Hoàng giáp Nguyễn Duy Phồn, người làng Lý Hòa, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Cống sĩ đỗ Đình nguyên khoa Ất Mùi, 1895 là Hoàng giáp Trần Dĩnh Sĩ, người làng Kế Môn, tổng Vĩnh Xương, huyện Phong Điền, kế đến là tiến sĩ Nguyễn Đức Huy, người xã Ngu Xá, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tỉnh.
Kế Môn là một làng cổ văn hiến, nổi tiếng về nghề kim hoàn của xứ Đàng Trong. Đây là một làng quê có truyền thống hiếu học, phát khoa mục và sản sinh ra những danh sĩ có tinh thần cải tiến duy tân.
Dưới triều Thiệu Trị có mở Ất khoa năm Quý Sửu, 1843, ông Nguyễn Thanh Oai thi đỗ Tiến sĩ năm 28 tuổi. Về sau ông làm quan đến chức Tổng đốc Ninh Thái (Bắc Ninh và Thái Nguyên). Con trai của vị khai hoa Tiến Sĩ cho làng Kế Môn là nhà có tư tưởng cải cách duy tân Nguyễn Lộ Trạch, bạn học của ông Trần Dĩnh Sĩ.
Trần Dĩnh Sĩ sinh Năm Mậu Ngọ, 1858, đỗ Cử nhân khoa Tân Mão, 1891, lúc này ông đã 34 tuổi. Khi sơ bổ, ông giữ chức giáo thụ phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Nhận xét về phong cách học tập của ông Trần Dĩnh Sĩ, bạn thân và cùng làng với ông Nguyễn Lộ Trạch, Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng (khoa Giáp Thìn, 1904) qua bài viết đăng trên báo Tiếng Dân số 424, ngày 3-10-1931 có đoạn ghi súc tích đầy ý nghĩa:
“Tiên sinh (Nguyễn Lộ Trạch) có người bạn học cùng đồng hương, học giỏi có tiếng, lúc học thân nhau, sau ông kia đậu Hoàng giáp (khoa Ất Vị)”.
Sách Quốc Triều đăng khoa lụcđã ghi lại ở phần dẫn lộ về khoa Ất Mùi, 1895 như sau:
“Khoa này thi Hội xong, lấy 21 tên trúng cách: 7 trúng, 12 thí trúng, và 2quyeenf được lấy them vì 3 kỳ được 7 phân. Đến kỳ thi Đình…, trong hạng thứ trúng có quyền Trần Dĩnh Sĩ được 4 phân cho trúng Nhị giáp, quyền Đức Huy được 3 phân, cho trúng Tam giáp”…
Ở đây, cần lưu ý đến 3 từ “trúng Nhị giáp” có nghĩa là gọi tắt của nhóm từ đầy đủ nghĩa lý “trúng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân” tức là Hoàng giáp vậy. Còn “Tam giáp” tức là Đồng Tiến sĩ xuất thân, tứ là Tiến sĩ. Như vậy, ông Trần Dĩnh Sĩ đã đỗ đầu đại khoa: Đình nguyên hoàng giáp.
Giựt cho được khôi khoa như ông Trần Dĩnh Sĩ thật là chuyện hi hữu, gây sửng sốt cho cả những quan trường đến cả sĩ tử đương thời. Tương truyền các cụ trong triều có đối mừng băng chữ Hán:
Ất Vị niên khoa Hoàng giáp Sĩ
Chiếm bảng thi tài Hội Đình nguyên.
Ngày vinh quy bái tổ, thật vinh danh cho làng nước, thân hào nhân sĩ đón mừng vị tân khoa:
Kế Môn nghinh Hoàng giáp
Trần tộc chiếm Đình nguyên
Trãi qua lắm cuộc bể dâu, phần lớn những di thảo của cụ Hoàng giáp Kế Môn bị mất mát, hiện nay hàng cháu chắc của cụ còn lưu giữ khoảng chừng 15 di chỉ. Đó là các sắc phong, Lục chỉ (Brevet) bằng chữ Hán cả bằng chữ Pháp do chính phủ Nam Triều (Grand Empiro d’Annam et du Tonkin) cấp.
Đó là tư liệu lịch sử rất quý do hệ tộc họ Trần làng Kế Môn còn bảo giữ được. Dựa vào các tư liệu ấy và cùng kết hợp đối chiếu với chính sử cho biết đường hoạn lộ thang mây của các vị Đình nguyên Hoàng giáp, tỉnh Thừa Thiên-Huế không có gì trắc trở kể từ năm 1896 cho đến ngày 01-01-1913 là ngày cụ lui về trí sĩ ở quê nhà.
Vào năm sau khi thi đỗ đại khoa, cụ được cải bổ từ giáo thụ lên chức Hàn lâm viện tu soạn sung chức Quốc Sử quán Thừa biện. Sắc phong có dấu ấn và ghi rõ năm tháng: “Thành Thái bát niên, thập nhị nguyệt, sơ tam nhật”.Ở cương vị sử thần, cụ đã góp phần biên soạn bộ Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Đệ ngũ kỳ.
Ngày 29-7-1897, cụ được bổ nhậm chức Tri phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên và đến ngày 13-2-1903, cụ được thăng chức Thị giảng lãnh Thị độc Nội các.
Theo lộ trình thư (Ordre de route) đề ngày 5-5-1909, cụ được chọn làm giám khảo thi Hương trường thi Nghệ An, khoa Kỷ Hợi, 1909. Theo quy chế khảo thí thì chỉ có các quan chức gốc khoa mục, ngạch Hàn lâm mới được chọn cử chấm trường.
Với Lục chỉ ký ngày 16-12-1909, cụ được thăng chức Tham Biện Nội các, cho đến cuối năm 1912. Theo Khâm Định Đại Nam Hội Diễn Sự Lệ, Nội các có chức năng rất quan trọng, là nơi để chầu hầu chốn cung vua, phụng thừa sắc chỉ, tiếp nhận sớ tấu, tuân thừa châu phê. Tham biện Nội các ngang hàng chức Thị lang, lãnh hàm chánh tam phẩm.
Đã có văn bản pháp quy ghi bằng chữ Hán. Tiện đây xin ghi rõ nội dung chính văn bản Pháp quy viết bằng chữ Pháp như sau:
“M.Trần Dĩnh Sĩ, hàn lâm viện thị độc học sĩ lãnh thị độc du Nội các est nomm Tham biện au Nội các avec son grade actuel”.
Dịch là:
Ông Trần Dĩnh Sĩ, Hàn lâm viện thị độc học sĩ lãnh thị độc Nội các, được gọi là Tham biện Nội các với phẩm trật hiện hành”
Lui về chốn điền viên chừng hơn một năm sau thì cụ mất, hưởng dương 57 tuổi. Năm cụ qua đời, 1914, niên hiệu Duy Tân thứ 8, nhà vua ban tặng hàm Thượng thư (chánh nhị phẩm). Dân làng quen gọi cụ là cụ Thượng họ Trần để tỏ lòng ngưỡng mộ và tôn kính.
Rất nhiều câu đối liễn viếng tỏ lòng thương tiếc người tài trí , trong đó có câu đối tiêu biểu với nghĩa lý uẩn súc còn được luu truyền :
Phiên âm:
Văn minh thông chiếu huyền nhật nguyệt
Khoa Hoàng giáp Sĩ ngoại càn khôn
Dịch nghĩa:
Sáng đẹp nhất thông cùng nhật nguyệt
Đầu khoa giáp Sĩ vượt càn khôn.
Nhân tài là nguyên khí của trời đất kết tụ lại mà thành, mất đi chưa dễ dầu gì đã hết, ít nhất cũng còn mầm sống ở các thế hệ hậu sinh và còn để lại tiếng thơm giữa
Lê Quang Thái
NGUYỄN THANH UY
Còn có tên Nguyễn Thanh Oai, người làng Kế Môn, thi Hương khoa Canh Tý, Minh Mạng thứ 24 (1840) tại Thừa Thiên. Đậu Đệ tam giác đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mão, Thiệu Trị thứ 3 (1843) năm 28 tuổi. Làm Tổng đốc Ninh Thái, sung chức Thị sư đại thần, bị cắt. Sau khôi phục làm Hồng lô tự Khanh..
(Trích: Những Ông Nghè, Ông Cống triều Nguyễn, nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin 1995)
* Nguyễn Lộ Trạch: (Nhâm Tý 1852-Ất Mùi 1895)
Chí sĩ tự Hà Nhân, hiệu Kỳ Am, biệt hiệu Quỳ Ưu.
Ông là con Tuần phủ Nguyễn Quốc Uy, rễ đại thần Trần Tiến Thành. Ông học rộng, biết nhiều, nhưng không thi cử, chỉ lưu tâm về đường thực dụng.
Năm Đinh Sửu 1877 nhân một kỳ thi Đình có đề ra nói về thời sự, ông dâng một bản Thời Vụ Sách nhưng không được triều đình quan tâm đến vì trong Thời Vụ Sách ông nêu lên những nhu cầu bứt thiết về thời sự nước nhà. Năm Nhâm Ngọ 1882, giặc Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ 2 ông lại dâng bản Thời Vụ 2 nêu lên sách lược cứu nước khẩn trương. Nội dung Thời Vụ Sách 2 gồm mấy điều chủ yếu:
1/Dời đô về Thanh Hóa lấy chỗ địa thế hiểm yếu để giữ vững gốc nước.
2/Lập đồn điền ở các nơi.
3/Luyện binh và sắm vũ khí mới.
4/Học cơ khí phương Tây.
5/Ngoại giao, thông thương rộng với các nước trên thế giới.
Triều đình vẫn không quan tâm những điều ông trình bày.
Đến năm Nhâm Thìn 1892, nhân kỳ thi Đình có ra đề hỏi về “Đại Thế Toàn Cầu” ông thừa dịp thảo bản Thiên Hạ Đại Thế Luận dâng trình, nhưng vẫn bị bỏ qua. Tuy vậy, ông vẫn không nản lòng, giao du rộng lớn với các chí sĩ như Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Vũ Phạm Hàm, Trương Gia Mô đàm luận về cứu nước. Từ đó, ông ngao du khắp nơi nhằm trau dồi quan điểm, lập trường với các chí sĩ. Trên đường du lịch, ông bệnh mất tại Bình Định năm Ất Múi 1895, hưởng dương 43 tuổi .
(Trích Từ Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội 1991)
NGUYỄN LỘ TRẠCH (1853-1898)
Đông Tỉnh (trich trong web ĐôngTác Giao Lưu)
Nhà chiến lược cách tân cuối thế kỷ 19. Tự là Hà Nhân, hiệu Kỳ Am, biệt hiệu Quỳ Ưu, Hồ Thiên Cư Sĩ, Bàn Cơ Điếu Đồ, quê ở làng Kế Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, thân phụ là Tiến sĩ giữ chức Tổng đốc hàm Thượng thư, nhạc phụ là Tiến sĩ Phụ chính Đại thần. Ông học rộng biết nhiều, ghét lối từ chương nên không đi thi, chỉ chú tâm vào con đường thực dụng. Ông thường giao du với những người có tư tưởng tiến bộ, chấp nhận cái mới, chịu ảnh hưởng chính trị của tân thư và của Nguyễn Trường Tộ.
Năm 1877, nhân một kỳ thi Đình có đề ra nói về thời sự, ông ở ngoài làm bài và dâng một bản Thời vụ sách nêu lên những yêu cầu bức thiết của nước nhà nhưng không được chấp nhận. Năm 1882, Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, ông lại dâng bản Thời vụ sách 2 gồm 5 điều cốt yếu để bảo vệ đất nước, trong đó có điểm dời đô về Thanh Hóa lấy chỗ hiểm yếu để giữ vững gốc nước. Triều đình Tự Đức vẫn không chấp nhận những ý kiến gan ruột của ông. Năm 1892 triều Thành Thái, nhân kỳ thi Đình có ra đề hỏi về “đại thế toàn cầu”. Ông lại dâng lên bản Thiên hạ đại thế luận (Bàn chuyện lớn trong thiên hạ), nhưng vẫn bị bỏ qua. Tuy vậy bản Thiên hạ đại thế luận lại được sĩ phu và những người có tư tưởng cách tân nhiệt liệt hưởng ứng, bái phục tài năng xuất chúng của ông. Nguyễn Lộ Trạch được xem là nhà cách tân đất nước tiêu biểu của thế kỷ XIX.
Ông bị bệnh mất sớm ở tuổi 45 tại tỉnh Bình Định. Các chí sĩ như Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Vũ Phạm Hàm, Trương Gia Mô, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, đều tiếc thương và cảm phục một tài năng.
Ngoài các tác phẩm như Thời vụ sách, Thiên hạ đại thế luận, Kế Môn dã thoại, Nguyễn Lộ Trạch còn để lại khá nhiều thơ, văn, trong đó có Quỳ Ưu tập (1884).
Mộ Nguyễn Lộ Trạch | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mộ Nguyễn Lộ Trạch đặt tại nghĩa địa Độn Cát phía Tây làng Kế Môn cách trung tâm của làng khoảng hơn 2km. Cảnh quan ở đây cao thoáng đãng, cây cối mọc xanh tốt. Mặt chính mộ hướng Đông Bắc, từ mộ xuống chân Độn Cát khoảng 60m, dưới chân Độn là đường đi lại giáp nối với những thửa ruộng trồng cây nông nghiệp.
Nguyễn Lộ Trạch là một trong những người có tư tưởng canh tân đất nước nổi tiếng, được giới sĩ phu – trí thức yêu nước và tiến bộ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX kính phục coi là bậc “tiên kiến”, “người trồng mầm khai hóa”. Những bản tấu chương của ông như “thời vụ sách Thượng”, “Thời vụ sách hạ”, “Thiên hạ đại thế luận” trình lên nhà vua tuy không được chấp nhận, nhưng là những luận văn – đế án cải cách, canh tân đất nước có giá trị khoa học và thực tiễn phù hợp với tình hình đất nước ta lúc bấy giờ. Nguyễn Lộ Trạch tự là Hà Nhân, hiệu là Kỳ Am. Ông sinh ngày 15/2/1853 tại Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Quê ở làng Kế Môn, xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh T.T.Huế… Nguyễn Lộ Trạch sinh ra và lớn lên dưới triều vua Tự Đức (1848 – 1883). Lúc đó nội tình đất nước đã quá rối ren, đầy rẫy tư tưởng bảo thủ, giáo điều ở Việt Nam hồi cuối thế kỷ XIX. Năm 1873 Pháp đưa quân đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất. Năm 1874 triều đình Huế phải ký với Pháp hoà ước Giáp Tuất nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ và cho chúng quyền tự do đi lại trên đất nước ta. Triều đình Huế chịu nhượng bộ nhục nhã nhưng lại giữ một thái độ tự mãn, cầu an… Nguyễn Lộ Trạch cũng trong xu thế tiến bộ của các trí thức đương thời. Ông là một người yêu nước sáng suốt, nhiệt thành, luôn ôm ấp hoài bão muốn tiến hành cải cách đất nước về mọi mặt để cứu vãn nguy cơ mất nước. Tư tưởng yêu nước, tiến bộ đó của Nguyễn Lộ Trạch được thể hiện qua nhiều tác phẩm, nổi tiếng nhất là: Thời vụ sách thượng, Thời vụ sách hạ, Thiên hạ đại thế luận. Nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Lộ Trạch, chúng ta lấy làm ngạc nhiên và khâm phục một trí tuệ thông thái, một tầm hiểu biết sâu rộng về thế giới đương thời trong một hoàn cảnh thông tin bên ngoài bị bưng bít, đe doạ, chế độ chính trị ở trong nước bảo thủ trì trệ, cố chấp đang chế ngự toàn xã hội… Năm 1895, Nguyễn Lộ Trạch vào Phan Thiết định cùng Trương Gia Mô xuất dương, nhưng kế hoạch không thành, ông đành trở về quê hương, khi đến Bình Định thì lâm bệnh chết và được an táng tại đây. Năm 1957 con cháu trong họ tộc Nguyễn Thanh mới cải táng đưa ông về quê nhà. Mộ Nguyễn Lộ Trạch đặt tại nghĩa địa Độn Cát phía Tây làng Kế Môn cách trung tâm của làng khoảng hơn 2km. Cảnh quan ở đây cao thoáng đãng, cây cối mọc xanh tốt. Mặt chính mộ hướng Đông Bắc, từ mộ xuống chân Độn Cát khoảng 60m, dưới chân Độn là đường đi lại giáp nối với những thửa ruộng trồng cây nông nghiệp. Mộ hình tròn, trên phủ cát trắng, xung quanh mộ được xây bao vòng tròn với vật liệu bằng gạch, cát, xi măng. Mộ có đường kính là 3m, thành cao 40cm, dày 20cm. Mộ Nguyễn Lộ Trạch nay thuộc làng Kế Môn, xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trích web Khám Phá Huế
BÀI BIA MỘ CỤ HÒ TÁ BANG Tôi có được cuốn TIỂU SỬ VÀ VĂN THƠ Cụ Quốc Phu Hồ Tá Bang (photo} do bà Tường Vân – con gái Cụ Hồ Tá Bang trao. Bảng photo khá mờ, xin trích đăng bài bia mộ cụ Hồ Tá Bang thay cho tiểu sử của Cụ. Cụ họ Hồ tên Tá Bang, tên chữ là Quốc Phu, người làng Kế Môn, tỉnh Thừa Thiên. Gia thế có cày có học. Ông nội là Tá Đê hiền lành có tiếng khen trong hương thôn. Cha là Tá Hựu làm Cửu phẩm thơ lại. Mẹ đích Nguyễn Thị Đoàn sinh anh là Tá Tố, cùng làm thơ lại theo nghiệp nhà. Cụ Quốc Phu là con bà kế. Lúc nhỏ vào trường học, sự hiểu biết khác với trẻ thường, lớn biết làm văn nhưng không ưa khoa cử. Tình cờ đọc cuốn “Quỳ Ưu Lục” bỗng như có chỗ hiểu. “Quỳ Ưu Lục” là một cuốn sách nhỏ bàn về thời sự của bậc tiền bối cùng làng là Kỳ Âm Nguyễn Lộ Trạch Tiên sinh làm ra, nói đến những nỗi đời khó khăn, việc nước nguy biến, chỉ vạch rõ ràng mà người đời bây giờ cho là người điên nói khoác. Chỉ một mình cụ Quốc Phu ưa mà tâm phục thôi mới quyết ý tuyệt bỏ nghề thi cử, lưu tâm đến chữ Quốc ngữ, chữ Tây và các sách báo ở Đông Tây người Tàu mới dịch, là có ý muốn nghiên cứu về cái học thực dụng vậy. Thuở ấy Tây mới qua ta, học giới trong nước đương vào khoảng cũ mới đổi thay. Tây Nam giao thiệp cần có người thong dịch. Những người thông chữ Hán mà có chút ít chữ Ta6yla2 người thích dụng. Ông Trần Duy Hiền Ký lục Thương chánh ở Đà Nẵng là anh đồng mẹ của cụ, khuyên cụ nên do đường ấy để nghiên cứu học Tây cho mau chóng, lại giới thiệu cho nữa. Lúc đầu cụ còn dùng dằng chưa quyết, nhưng rồi nghĩ “Trên đời không có nghề hèn, nếu hèn là tự người ta thôi”. Câu ý nhà triết học Âu Tây có dối ta đâu? Cụ mới định ứng theo lời khuyên ông Hiên. Năm Thành Thái Ất Hợi (1899) * bổ Ký lục tập sự tòa sứ Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tỉnh Bình Thuận giáp với Nam Kỳ. Sau khi Lục tỉnh đã nhượng cho Tây rồi, các bậc danh giá trong Nam, phần nhiều tránh ra ở đó (như ông Trần Thiện Chính, ông Nguyễn Thông, ông Trương Gia hội, v.v…). Nhiều năm sinh tụ, một dãy song Phan có vẻ sầm uất của nhà thi lễ, duyên văn tự vẫn tiếp xúc với người Trung kỳ. Lúc bấy giờ những người làm việc cho công sở phần nhiều là con nhà Hán học mà mới thở cái không khí Tây học cả, cho nên cụ Quốc Phu vào làm việc ở đó, lại càng có ý tương đắt rõ thêm. Nhân vậy, cưới bà Huỳnh Thị Lâu là con gái một nhà danh vọng để lập gia đình luôn. Từ chân Ký lục tập sự lên đến Ký lục thực thụ. Lâu năm làm một chỗ, Phan Thiết với Cụ thành nơi cố hương thứ hai.Khoảng năm Thành Thái Ất Tỵ, Bính Ngọ (1905-1906) làn song dinh thương lập học xao động cả nước, Cụ cùng bạn đồng sự, các ông Trần Lệ Chát, Nguyễn Hiệt Chi, an hem con cụ Kỳ Xuyên: Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh, kêu góp phần hùn sáng lập Liên Thành thương quán và Dục Thanh học đường đều có thành hiệu, phong khí nhờ đó thay đổi nhiều. Năm Duy Tân Canh Tuất (1910) đổi ra Ký lục tòa Công sứ Faifo, tỉnh Quảng Nam. Chẳng bao lâu Cụ xin thôi việc, trở về Phan Thiết. Vì được cổ đông tín nhiệm, đồng nhân cử Cụ làm Tổng lý Hội buôn Liên Thành. Dinh nghiệp Liên Thành đại tôn là nước mắm, bán khắp các xứ mà Nam Kỳ là nơi tiêu thụ tột nhất. Cụ đã để tâm về thực nghiệp cho nên mở chi cuộc Liên Thành ở Saigon-Chợ Lớn. Con em được cụ chỉ về dìu dắt, đều có công ăn việc làm. Những bậc thượng lưu trong Nam đều vui lòng cùng cụ giao thiệp. Vì công việc thương mãi, Cụ phải lưu trú lại trong Nam hằng tháng, hằng năm mà thể lệ ở Nam Kỳ, phàm trú ngụ ở hạt nào là phải đóng thuế thân ở hạt ấy. Bởi vậy Cụ đã có giấy thuế thân ở sinh quán là Kế Môn, Thừa Thiên, ngụ quán Thành Đức Bình Thuận lại phải làm giấy thuế thân châu thành Chợ Lớn – Sài Gòn đã vài mươi năm như vậy cho là việc thường. Năm Khải Định Ất Sửu (1925) hai chính phủ Pháp và Nam có ký hiệp ước mới, trong có một khoản đổi Viện Tư Phỏng Trung Kỳ làm Nhân Dân đại biểu, cho nhân dân có quyền tham dự chính trị v.v…Hiệp ước ấy truyền ra, hết thảy nhân dân Trung Kỳ đâu cũng trông đợi sự cải cách ấy, mà quần chúng ở Bình Thuận lại càng nóng nảy hơn, bởi vì Phan Thiết với Nam Kỳ, ngày thường qua lại giao thiệp, thấy trên đường chính trị chia rẽ khu vực Bảo hộ với khu vực Thuộc địa sai khác nhau một cách rõ ràng. Năm Khải Định Bính Dần (1926) Viên Toàn Quyền Varenne đi qua Phan Thiết, đến Bình Thuận có lien danh đưa thơ yêu cầu sửa đổi luật lệ Nam Triều mà tên Cụ đứng đầu giấy, quan trường lấy làm căm. Năm Bảo Đại Mậu Thìn (1928) có kẻ muốn làm cho thiệt hại. Nhà chức trách buộc cái tội nhiều giấy thuế thân, bắt Cụ đem giam ở nhà ngục Phan Thiết. Bầu bạn vì Cụ kêu oan. Viên Khâm Sứ Jabouille nhân việc công đi qua Phan Thiết, vẫn biết Cụ không có gì, than gay ra khỏi ngục, trả lại tự do. Dư luận lấy làm khoái nhưng Cụ cũng đã nếm cái mùi song sắt trot tháng rồi. Hai ba năm gần đây, Cụ vì già yếu từ việc quản lý Liên Thành về nhà, ruộng vườn thong thả, sửa chỗ dưỡng già. Năm trước chống gậy về Huế thăm quê, cùng một vài bạn già chuyện vãn mà thôi, chẳng hề để chân đến chốn phồn hoa náo nhiệt. Cụ bản tính khẳng khái, lại hay nhẫn nại, gặp người gặp việc, bề ngoài xem như bình thường, mà ở trong có cái sức chủ định không có gì lôi kéo nổi. Đương buổi mới cũ thay đỗi, thế thái lơi lượt khắp cả nước, mượn một chức thong ký làm làm đường tắt để bước tới đường làm quan, không thể cũng ôm cứng không chịu rời, có xuôi đuổi mới chịu bỏ, còn Cụ thì bước vào rồi lại bước ra tấn thối thung dung, có thái độ “Dũng thối” của người cổ. Người Nam có cái quan niệm trọng sĩ mà khing thương đã thành tật bất trị. Kẻ đi học trừ việc thi đỗ làm quan, ngoài ra không có tư tưởng gì nữa. Do sĩ phu ra thương mãi, Liên Thành Thương Quán thật đã khơi ngòi mở lối trước tiên. Từ đó kẻ kế khởi luôn luôn nối gót (như hiệu Triều Dương ở Nghệ An, Hội Hiệp Thương ở Quãng nam) nhưng đều như hoa quỳnh nở đó lại tàn ngay đó, duy có Liên Thành Thương Hội, trãi qua 40 năm, dầu gặp biển dâu thay đổi mà vẫn cứ đứng vững, không khác một tòa lộ điện của thương giới Trung Kỳ. Tuy rằng chỗ vật sản nhiều, có lắm tay giúp, mà công Cụ kinh doanh quy hoạch vẫn nhiều, điều đó không ai chối được. Lại có một điều khó gặp là vật chất làm đắm lòng người, đạo bầu bạn càng ngày càng xuống, lời hứa hẹn bằng nơi tiền bạc, tình tráo trở không khác mây mưa, là việc thường thấy. Cụ bình sinh không hề phiếm giao mà khi đã gặp người ưng bụng thì giao kết bạc đầu trước sau như một, không hứa hẹn đến hai lời và chu toàn trong khi hoạn nạn lại như tính trời sinh ra vậy. Người xưa bảo “kẻ nại cưu giao. Không phải vậy hay sao? Than ơi! Ít lắm!”. Vậy cho nên gần xa biết tiếng, bầu bạn tin lòng và để lại người sau mối tình mến tiếc không cùng, thật là phải lắm. Cụ sinh năm Tự Đức Ất Hợi (1874) mất ngày 2 tháng 3 năm Bảo Đại Quý Tỵ 1943 (……..) táng ở phần mộ Cụ đã làm sẵn năm trước. Vợ bà Huỳnh Thị Lâu còn mạnh. Con trai Hồ Tá Khanh y khoa Bác sĩ, con gái lớn Hồ Thị Tiết gã Nguyễn Thành Giang tự nhiên khoa Bác sĩ (Sadec), con gái thứ Hồ Thị Liệt, Hồ Thị Tường Vân và Hồ Thị Tiểu Sính. Ngày 7 tháng 7 năm Quý Tị 1943 Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng thuật
Dưới đây, chúng tôi giới thiệu một số tư liệu có lên quan đến cụ Hồ Tá Bang
|
Phản hồi (1)
Duy Thịnh
Tháng Mười Một 10th, 2011 lúc 07:26Khâm phục và tự hào
Bình luận