HỘI ĐỒNG HƯƠNG HUYỆN PHONG ĐIỀN 02-11-2013 Thao Nguyen
THƯ NGỎ
Kính gởi :
Quý Ban phụ trách Văn hóa Thông tin thuộc hội Đồng hương các làng xã của huyện Phong Điền Thừa Thiên Huế tại TP.HCM và vùng lân cận.
Hội Đồng hương huyện Phong Điền, trong mục đích quảng bá hình ảnh của huyện nhà, của các hội Đồng hương thuộc huyện, đã thông qua quyết định cho ra đời mỗi năm một tập san “thông tin nội bộ” tạm mang tên “Đồng Hương Phong Điền” (tên chính thức sẽ được đặt sau). Số đầu tiên là “Đặc san xuân Giáp Ngọ – Kỷ niệm 20 năm thành lập hội Đồng hương Phong Điền” sẽ được phát hành trong dịp “Họp mặt mừng xuân” sắp tới.
Nội dung của tập san gồm những bài viết và hình ảnh hướng về cội nguồn quê hương Phong Điền, về những sinh hoạt và hoạt động các hội Đồng hương của bà con xa quê, trên tinh thần trung thành với điều lệ và nội quy của hội. Hình thức thể hiện bao gồm nhiều thể loại: tin tức, phóng sự, nghị luận, khảo cứu, truyện ngắn, truyện ký, thơ, vè …
Để nội dung tập san được phong phú, mang tính đại diện và quy tụ được hình ảnh các làng xã trong huyện, Ban Biên Tập tập san tha thiết mong quý ban Văn hóa Thông tin các làng xã quan tâm huy động anh chị em đồng hương đóng góp bài vở, hình ảnh. Trước mắt, đối với “Đặc san xuân Giáp Ngọ” sắp tới, xin đề nghị ít nhất là một bài giới thiệu về làng xã quê nhà mình, sau đó là một bài giới thiệu về hội đồng hương của mình, để bà con đồng hương nói chung có dịp hiểu biết thêm về quê hương xứ sở, học hỏi thêm kinh nghiệm về xây dựng hội đồng hương.
Đến 30/11/2013, là thời hạn cuối để Ban Biên Tập đúc kết bài vở, biên tập và chuyển ngay cho bộ phận in ấn. Vậy rất mong quý ban Văn hóa Thông tin quan tâm đóng góp xây dựng cho tập san nói riêng và hoạt động của hội Đồng hương nói chung.
Thư từ, bài vở (kể cả
hình ảnh) xin gởi về địa chỉ email của hội: donghuongphongdien@gmail.com hoặc liên lạc với BBT qua số điện thoại: 0908 383 984.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chào đoàn kết.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 11 năm 2013
TM. Ban Biên Tập
Nguyễn Thanh Mạo
Phản hồi (8)
Danghuuhung
Tháng Mười Một 5th, 2013 lúc 10:58Đặng Hữu Hùng sẽ gửi một số hình ảnh đẹp có dung lượng lớn theo Gmail ..
giới thiệu làng đến cộng đồng..OK??
thaonguyen
Tháng Mười Một 5th, 2013 lúc 16:02Rất cảm ơn Đặng Hữu Hùng đã đáp lời kêu gọi của tập san “Đồng hương Phong Điền” (cũng là của trang web donghuongphongdien.com). Hộp thư (gmail) sẽ nhận và lưu ảnh để đăng dần. Tất nhiên tập san sẽ “điều hòa” phân bổ hình ảnh và bài vở sao cho đừng có làng nào “nổi bật” quá. Hùng cũng hiểu cho vì đó là vấn đề tế nhị. Cám ơn Hùng trước và chúc Hùng có nhiều sức khỏe để ngao du và săn ảnh.
Nguyễn Thanh Mạo
Trưởng ban Biên tập
Tập san và website “Đồng hương Phong Điền”
NGUYỄN THẾ BÌNH
Tháng Hai 27th, 2014 lúc 21:34Tôi là người xa xứ, nhưng sâu thẳm trong tâm tôi lại là người đang tìm về quê hương, và hôm nay đã tìm được trang này. Tôi mong rằng các bác .anh. chị giúp đỡ tôi..chỉ một dòng ngăn ngủi sẽ giúp tôi có dịp tìm về cố hương . Ông cụ tôi sinh ra ở ĐƯƠNG LONG xã ,phủ THỪA THIÊN nhưng gia đình bao năm dò hỏi không tìm thấy tung tích ĐƯỜNG LONG xã bởi nhiều người trẻ tuổi không nắm được những biến cố lịch sử ,và sự thay đổi tên địa danh nên rất khó- nay nhờ sự văn minh, tôi mạo muội hỏi thăm đến quý vị đồng hương về lịch sử của miền quê PHONG ĐIỀN nói chung, và hỏi thăm dấu tích địa danh xã ĐƯỜNG LONG hiện nay đang thuộc xã nào. Như tôi được biết xã ĐƯỜNG LONG trước đây có hai làng là CHÍ LONG và PHONG CHƯƠNG mà nay trong địa danh hiện nay có xã PHONG CHƯƠNG trong xã này có thôn CHÍ LONG vậy xã ĐƯỜNG LONG trước đây có phải là xã PHONG CHƯƠNG ngày nay. Tôi xin được sự chỉ dẫn hồi âm của quý vị đồng hương trên trang mạng này .Xin chân thành cảm ơn và luôn chúc phúc đến quý vị.
NGUYỄN THẾ BÌNH
Tháng Hai 27th, 2014 lúc 21:37Tôi là người xa xứ, nhưng sâu thẳm trong tâm tôi lại là người đang tìm về quê hương, và hôm nay đã tìm được trang này. Tôi mong rằng các bác .anh. chị giúp đỡ tôi..chỉ một dòng ngăn ngủi sẽ giúp tôi có dịp tìm về cố hương . Ông cụ tôi sinh ra ở ĐƯƠNG LONG xã ,phủ THỪA THIÊN nhưng gia đình bao năm dò hỏi không tìm thấy tung tích ĐƯỜNG LONG xã bởi nhiều người trẻ tuổi không nắm được những biến cố lịch sử ,và sự thay đổi tên địa danh nên rất khó- nay nhờ sự văn minh, tôi mạo muội hỏi thăm đến quý vị đồng hương về lịch sử của miền quê PHONG ĐIỀN nói chung, và hỏi thăm dấu tích địa danh xã ĐƯỜNG LONG hiện nay đang thuộc xã nào. Như tôi được biết xã ĐƯỜNG LONG trước đây có hai làng là CHÍ LONG và PHONG CHƯƠNG mà nay trong địa danh hiện nay có xã PHONG CHƯƠNG trong xã này có thôn CHÍ LONG vậy xã ĐƯỜNG LONG trước đây có phải là xã PHONG CHƯƠNG ngày nay. Tôi xin được sự chỉ dẫn hồi âm của quý vị đồng hương trên trang mạng này .Xin chân thành cảm ơn và luôn chúc phúc đến quý vị.
TÔI MỚI VIẾT BÀI ĐĂNG LẦN ĐÂU
Hoàng Thị Ngọc Diễm
Tháng Hai 28th, 2014 lúc 14:50Thật cảm động,tấm lòng của người con xa xứ .Có ai biết mong hồi âm sớm giúp anh Nguyễn Thế Bình.Chắc rằng…
anh ấy mong đc hồi âm sớm lắm thay!!!
thaonguyen
Tháng Ba 1st, 2014 lúc 20:16Bạn Nguyễn Thế Bình thân mến,
Tên và ranh giới địa phận của xã (hay làng) Đường Long đã được thay đi đổi lại qua nhiều thời kỳ kể từ thời vua Lê Thánh Tông (1469) đến nay.
-Theo “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, đến giữa thế kỷ XVI làng Đường Long thuộc huyện Kim Trà, phủ Triệu Phong, Thừa tuyên Thuận Hóa.
-Thời chúa Nguyễn Hoàng (1558), theo “Phủ biên tạp lục” của Lê Qúy Đôn, làng Đường Long thuộc tổng Vĩnh Xương, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa.
-Thời vua Minh Mạng (1835), theo Đại Nam thực lục và Đồng Khánh dư địa chí, xã Đường Long thuộc tổng Chánh Lộc, huyện Phong Điền, phủ Thừa Thiên.
-Đến năm 1950, xã Đường Long được đổi thành làng Chí Long và vẫn thuộc tổng Chánh Lộc. Đến 1954, tổng Chánh Lộc thành xã Phong Lộc trong đó có làng Chánh Lộc (thay cho tên làng Chí Long).
-Hiện nay, xã Phong Lộc trở thành xã Phong Chương bao gồm 9 thôn (thôn Bàu, Nhất Phong, Mỹ Phú, Chính An, Trung Thạnh, Đại Phú, Lương Mai, Phú Lộc và Ma Nê).
Như vậy, làng (xã) Đường Long hay làng Chí Long trước đây, hiện nay chính là vùng đất thuộc xã Phong Chương bao gồm 9 thôn vừa kể, nơi có đền thờ và lăng mộ của danh nhân Nguyễn Tri Phương.
Đó là tóm tắt mấy dữ liệu giúp bạn tìm về cội nguồn. Còn nếu muốn biết chi tiết hơn bạn có thể tìm đọc Địa Chí Phong Điền kết hợp với nghiên cứu thực địa tại quê nhà. Chúc bạn thành công.
*Nguyễn Thanh Mạo
no name
Tháng Hai 12th, 2016 lúc 22:00có vẽ đúng rồi Thao Nguyen
no name
Tháng Hai 12th, 2016 lúc 22:01Em củng ở Mỹ Phú
Bình luận