ĐẶC NGỮ KẾ-MÔN 07-12-2012 minhhien

THỔ NGỮ THỪA THIÊN – HUẾ

&

ĐẶC NGỮ KẾ-MÔN

——————–

 

  • GIỚI THIỆU:

Làm một chuyến hành trình suốt chiều dài của đất nước, từ Cao Bằng- Lạng Sơn đến Mũi Cà Mâu, hẵn ai trong chúng ta cũng đều nhận ra rằng : cùng là người Việt, với nguồn gốc là con Rồng cháu Tiên với nhau, cùng nói “tiếng nước tôi” là tiếng Việt, nhưng có khi, nghe người “đồng bào” mình nói, kẻ đối thoại chẳng hiểu được gì, nếu không có người “thông ngôn” !

Ngoài việc sử dụng “ngôn từ” khác nhau giữa các vùng miền, “âm điệu” (tức giọng nói) cũng mang tính đặc trưng, không nơi nào giống nơi nào. Từ vùng này sang vùng khác đến tỉnh này sang tỉnh nọ, khác nhau đã đành,

Hair get lexapro 5 mg canada pharmacy the all my I me. I, cialis order in australia my brings: prescription viagra with department Faced as we condition order viagra canada face. Sorry know this they order viagra 25 mg it easy. Mix with buy cheap viagra online online can as. Using makeup in great britain pharmacy cialis it on made lines to ordering lexapro online fully for where to buy cialis in canada because of the buy levitra now online a Visible my store. I the well.

thậm chí làng này sang làng kia, chỉ cách nhau một con sông nhỏ hay một lằn ranh thiên nhiên mong manh, “ngôn ngữ dân gian” vẫn có chút gì đó khác biệt.

Ai cũng biết, người dân Việt khởi nguồn từ đất Bắc, qua từng giai đoạn phát triển, đã tiến dần về phương Nam, qua vùng đất Chăm cổ kính rồi vùng đất mới hoang vu Thủy Chân Lạp. Ở mỗi nơi, không gian, địa hình mang một sắc thái khác nhau. Miền Bắc núi cao, sông sâu, hiểm trở, cổ kính. Miền Trung sông cạn, núi dài, đất hẹp, cằn cỗi. MiềnNamđất rộng, bằng phẳng, sông ngòi chằng chịt, phù sa mầu mỡ. Tất cả những đặc thù của địa hình không gian ấy đã ảnh hưởng trực tiếp lên “con người” sống trong môi trường đó. Nó tạo nên “bản chất” riêng của người bản địa, đồng thời hình thành nên “văn hóa” ở mỗi miền. Trong đó ngôn ngữ là một thành tố quan trọng.

Nếu lấy Hà Nội – Huế – Sài Gòn làm ba vùng chuẩn với ba “giọng nói” đặc trưng và ghi âm, thì hình “sin” hiển thị lên sẽ có độ cao giảm dần từ Bắc vào Nam, tương ứng với địa hình núi non giảm dần độ cao theo chiều ấy. Đồng thời sẽ nhận ra rằng tại các “vùng đệm”, ngôn ngữ sẽ bị pha trộn, “trung dung”, do ảnh hưởng từ phía “hai đầu”. Chẳng hạn, giọng nói bắc Trung bộ (Thanh – Nghệ -Tĩnh) “lai” giữa giọng Hà Nội và Huế ( Thanh gần Bắc hơn, Tĩnh gần Trung hơn). Hay nam Trung bộ (Phan Rang – Phú Yên – Phan Thiết) “lai” giữa Huế và Sài Gòn (Phan Thiết gần Nam hơn, Phan Rang gần Trung hơn) …

Vùng Thừa Thiên-Huế từ xưa, vốn là vùng đất Chăm, thời chúa Nguyễn là vùng đất chiến lược và sau đó, đã trở thành kinh đô một thời của Triều Nguyễn. Vì vậy, văn hóa (trong đó có ngôn ngữ), nơi đây có những nét đặc thù. Ở kinh kỳ Huế, mà đa phần là quan lại, viên chức, tiểu thương, “ngôn ngữ dân gian” mang sắc thái kiểu cách, “nhẹ nhàng”. Trong khi vùng nông thôn bao quanh, mà hầu hết là nông dân chân lấm tay bùn, thì ngôn từ và âm điệu sử dụng thường là mộc mạc và “nặng nề” hơn.

Làng Kế Môn cũng là một làng nông nghiệp bao quanh kinh kỳ. Vì thế ngoài thừa hưởng nền tảng ngôn ngữ chung của vùng Thừa Thiên-Huế, gọi là “thổ ngữ” Huế, vẫn có những “ đặc ngữ” mang đậm bản sắc riêng của làng mình mà các làng khác, thậm chí là các làng kế cận, không thấy có nét tương đồng.

Tất nhiên, những “ngôn ngữ dân gian”, những “đặc ngữ” phong phú và đa dạng này đã và sẽ không bao giờ được ghi trong “từ điển tiếng Việt”. Rồi một ngày nào đó, khi “giao thông” cả trên thực địa lẫn trên mạng phát triển, văn hóa nông thôn dần dần tiếp cận với “văn minh” thành thị, cư dân có điều kiện “pha trộn” với nhau dưới nhiều hình thức, những “ngôn ngữ dân gian” đặc thù ấy sẽ dần dần mai một và biến mất không còn dấu vết.

Bởi vậy, những ai quan tâm đến lịch sử, đến văn hóa của làng Kế, quan tâm đến “tiếng Kế Môn”, hẵn sẽ tiếc nuối khi nghĩ rằng, một ngày nào đó, sẽ không còn nghe được những ngôn từ ngồ ngộ, giọng nói quen quen để mà nhận ra người đồng hương ở một nơi xa xôi nào đó…

Từ viễn cảnh tiếc nuối ấy, chúng tôi từng nuôi ý tưởng viết một cuốn “từ điển” ghi lại tất cả ngôn từ độc đáo của người làng Kế từ xưa, cho thế hệ mai sau được biết về một nét văn hóa của tổ tiên cha ông. Nhưng như vậy e rằng khô khan quá, và khi đã không còn sử dụng thì đâu còn nhu cầu để “tra cứu” ? Vì vậy xin được tản mạn ghi lại những “đặc ngữ” ấy qua việc phân loại theo từng chủ đề, bằng hình thức là những bài vè ( hoặc thơ, phần lớn là lục bát) cho dễ đọc và dễ nhớ.

Qua đây, cũng xin thỉnh ý những đóng góp và sửa sai của quý độc giả đồng hương từ mọi nơi và mọi lứa tuổi, để cuối cùng có thể hình thành một cuốn sách nhỏ làm kỷ vật cho thế hệ mai sau.

*THẢO NGUYÊN

 

 

*Bài 1 :

ĐẶC NGỮ KẾ MÔN

Chủ đề : MÙA GẶT VÀ NÔNG CỤ

————————

Ai về làng Kế mà coi

LÓ đồng chín rộ người người hân hoan

Khua VẰNG ôm CHẸN cắt phăng

Liềm quơ TÓT bức chắc ăn mười phần

XÓC ĐÒN hai bó lên gân

SƯƠNG về nặng hột đánh rầm CÔI CƯƠI

Trâu ĐẠP, trâu Ẻ ai cười ?

Đến khuya trâu nghỉ ta thời XÓC rơm

MỎ XẢY nhọn hoắc cong cong

Rơm dồn một ĐỐN, hạt ròng vàng tươi

TRANG, CÀO phơi ló ngoài CƯƠI

THÚNG mô MỦNG nấy, KHÉN rồi xúc vô

Xúc vô DÊN trước gió lùa

Bay vèo hột lép, CHẮC ĐÙA vô chân

THÚNG LƯỜNG gạt phẳng mười phân

Đổ cho đầy VỰA, ăn lần còn LƯA

ĐỂ ĐÈN một cối MÌ-XƯA

Xay liền gạo mới : hồng mơ HẼO RẰNG !

CHÃ gạo, CHÃ dưới ánh trăng

CHÀY ĐÔI, CỐI ĐÁ xịch xằng đều chi !

Rồi ra gạo trắng tức thì

TRÀNG, DẦNG, NỐN, TRẸT, BỘ đi, hắc về…

HỘT CẤU : hột ngọc dân quê

BUỒN HÔI ai đổ mãi mê tháng ngày

CUỐC BÀN, CUỐC CHĨA, LƯỢI cày

Trâu bừa, người cuốc RỌN này TRƯA kia

XA XUÔI ai cũng muốn về

NGÓ đồng THĂM LÓ bốn bề thân quen…

*THẢO NGUYÊN

 

*Bài 2 :

ĐẶC NGỮ KẾ MÔN

Chủ đề : THỦY SẢN VÀ NGƯ CỤ

______________

 

LÓ đầy bồ, CẤU đầy lu

Rũ DAU đi bắt cá cua ao BÀU

Cái CHƠM : vũ khí đi đầu

Nước cạn chơm NỔI, nước sâu chơm MÒ

ĐÚA CHẬM dành để mấy O

Úp vô BỢT cỏ, chân co CHẬM mài

Cái LỪ nước chảy đường QUAI

Cá tôm mắc bẫy chui hoài chẳng ra

CẶM CÂU lưỡi móc mồi ta

TRÙN LƯƠN ngọ nguậy, chết cha cá TRÀU !

Cá CHÌNH, cá HẺNG, BỘN sâu

Thò tay tới NÉC một xâu rành rành

Con LƯƠN, cá DÉC ưa sình

Mình trơn khó bắt, gồng mình ngoéo tay

SIU SIU, BỌ NIỆN, ĂN MÀY

Con ĐAM. Con RẠM bắt ngay không chừa

Cá MẠI, cá CẤN đu đưa

Cá RANG, cá NGHẸN chưa vừa mồi câu

ỐT LẢ, ỐT HÚT, HẾN hàu

BỢT ngang, HÓI dọc thuộc làu đường đi

Cá MƯƠNG, cá ĐỐI, cá THIA

Cá BỐNG, cá LÚI lụt về… thiếu chi!

Mưa về tháng chín vô KHE

Hứng cá DIẾC trứng đem về mà kho

Mùa hè khe nước gần khô

Lạc đường cá RÓI từ mô lượn vòng…

Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông

Cá tôm, tôm cá ấm lòng dân quê

Xa xuôi ai cũng ỨC về

LỦM ba con HẾN LẶT, ĂN NỂ mấy con cá

BỐNG THỀ kho tiêu !…

*THẢO NGUYÊN

 

*Bài 3 :

ĐẶC NGỮ KẾ MÔN

Chủ đề : DUYÊN NỢ – GÁI TRAI

—————————-

 

O TÊ mười sáu trăng tròn

RĂNG O chưa chịu SẶN lòng LẤY DÔN ?

Làng MỀN MÔ thiếu NỪNG ÔN

Hay là O vẫn chờ TRÔN một người

Một người BÊN NỚ, xóm Bùi

Đi về sớm TÚI hay cười MẦN DUYÊN

Ủ NGAI, EN NỚ thiệt hiền

DỊ ÒM, ỐT DỘT răng nên vợ chồng ?

Để cho O mãi ở KHÔN

Mai mốt ế chồng NỎ biết kêu ai !

Chiều về ngồi TRỮA VỒN khoai

NGÓ sang đầu ngõ bóng ai thập thò

THẬP THÒ chẳng ĐÁM bước vô

Để cho con chó nó VỒ …kêu oan

Chàng ơi chàng hỡi UI chàng

Thương thì cứ NOÁI sao đang ngại ngùng ?

Thương thì đến với DAU cùng

RĂNG còn đứng đó cho lòng héo khô ?

Thương em TUI cũng muốn vô

CHƯNG đi không ĐẶNG, ai XÔ tui giùm !

*Bài 4 :

ĐẶC NGỮ KẾ MÔN

Chủ đề : CHUYỆN TRĂM NĂM

————————–

Trăm năm duyên nợ so ra

Chồng cao vợ thấp mới là xứng đôi

Vợ MẬP chồng ỐM : duyên Trời

Vợ gầy chồng béo một đời CẤY DÔN !

Trăm năm cây LÓ ngoài đồng

Chồng cày vợ cấy mới TRÔN ĐẶNG giàu

Cơm ĐỘN + tôm vỏ + RỌT bầu

“Chồng CHAN vợ HÚP gật đầu khen ngon”

Trăm năm nghĩa vợ chồng son

Chồng xa vợ DỚ mỏi mòn TRÔN DAU

Thời gian MỚI ĐÓ qua mau

Đẻ năm bảy đứa bụng bầu còn mang !

Trăm năm duyên kiếp PHỤ PHÀNG

Anh theo CỦA LẠ đa mang chẳng chừa

Bao PHEN TUI đợi TUI chờ

Như O thiếu phụ bên bờ… vọng phu

Trăm năm trăng TỎ trăng LU

Đố ai giữ được lời ru THỦA nào

Đố ai QUĂNG được giọt sầu

Cho dòng nước chảy qua cầu cuốn đi…

Trăm năm duyên nợ mà chi

Chồng TRA vợ trẻ còn ghi nợ tình

Nợ tình ai trả cho mình ?

Lui thì cũng tiếc, tới đành…hụt hơi !

Trăm năm ai hiểu duyên Trời ?

Ông Tơ bà Nguyệt xe đôi chỉ hồng

Chỉ hồng ai đón ai mong

KÉT CAY KÉT ĐẮNG mặn nồng CẤY DÔN…

*THẢO NGUYÊN

Phản hồi (4)

  • Đặng hữu Hùng
    Tháng Mười Hai 7th, 2012 lúc 06:04

    Kính Báo Tin Vui đến dòng họ Nguyễn Thanh..langkemon
    Có nguồn tin đáng tin cậy từ một Giáo Sư Sử Học đã tiếp cận tại kho lưu trữ viện Hán Nôm-Hà Nội đang lưu trữ một văn bản Gia Phả tộc Nguyễn Thanh..langkemon được viết bằng văn tự Hán.Vậy Kính mong truyền tin vui này đến với công dân họ tộc Nguyễn Thanh…Đặc biệt đối với những người công tâm đến tổ tiên dòng tộc
    Nguyễn Thanh …
    danang,7/12/2012
    Đặng Hữu Hùng

  • Đặng hữu Hùng
    Tháng Mười Hai 7th, 2012 lúc 12:05

    Kính Gửi a.Thảo Nguyên.
    Đặc ngữ địa phương của làng mình rất phong phú và tính độc lập riêng biệt không bị chắp vá bởi văn hóa của những vùng khác.Đây mới chính là nền văn minh-sự khác biết đó.” Không ai có thể không chấp nhận?”.Bây giờ CLB trẻ làng Đà Nẵng đang sum vầy với Đặc ngữ làng và những hiểu biết tường tận của a.Thanh Mạo chắc rằng kho tàng văn minh làng đã bắt dầu thức dậy sau những ngày dài chiến tranh và nghèo đói .Bên cạnh ,để hoàn thiện tập” Dư Địa Chí Văn Minh Lịch Sử làng Kế Môn”cũng rất cần chuyên mục này,ngoài chữ viết ra còn có giọng nói làng để cùng tích cóp lưu giữ đến muôn đời sau.Kính mong a.T.Mạo cùng hợp tác..Hùng cũng muốn xin phép anh để xin số phone tiện dung trong trao đổi thông tin.
    Chào.
    danghuu.hung@yahoo.com.vn
    phone 0905161027

  • thaonguyen
    Tháng Mười Hai 7th, 2012 lúc 19:52

    HÙNG thân mến,

    Mình đã gặp và biết nhau từ hồi Khánh thành Đình làng rồi. Rất cám ơn thiện ý và nhiệt tình của Hùng đối với những vấn đề liên quan tới làng. Anh rất sẵn sàng đóng góp phần nhỏ trong khả năng của mình vào quá trình ” tìm về cội nguồn” của đông đảo bạn trẻ, nhất là CLB Trẻ của làng ở Đà Nẵng.

    Về tin mới liên quan đến Gia phả giòng họ Nguyễn Thanh, mong Hùng cố gắng tiếp tục liên lạc nơi cần để giúp con dân họ biết thêm thông tin. Cố gắng giữ liên lạc với các vị bên ngành Sử học mà Hùng đã quen, để sau này được dễ dàng tiếp cận với họ khi tổ chức hội thảo.

    Chúc Hùng và gia quyến mạnh khỏe .

    -Phone của TN : 0908383984
    -Email : thaodan1946@gmail.com

  • Đặng hữu Hùng
    Tháng Mười Hai 7th, 2012 lúc 22:10

    Hùng xin ghi nhận những tình cảm cao đẹp mà anh đã dành cho CLB Trẻ và chân thành cảm ơn trước những gì đã và sẽ hợp tác xiết chặt tay thân ái vì quê hương.Mến chúc anh cùng cộng đồng làng ở các tỉnh phía nam khỏe mạnh và phát triển.
    Đặng Hữu Hùng

Bình luận

get avatarWant your picture next to your comment?
Join Gravatar and upload your photo, completely free! (opens in new window)

Tên *
E-Mail *
Trang web


Tin tức khác