Miếu Bà chúa Ngọc 06-09-2010 minhhien

Địa điểm: Xóm 1, sau lưng trường cấp 2 Phú Thạnh.

Văn tế: HỒNG HUỆ PHỔ TRAI LINH CẢM DIỆU THÔNG MẶC TƯỚNG THIÊN Y ANA DIỄN NGỌC PHI THƯỢNG ĐẲNG TÔN THẦN.

Tế ngày 7-7 Âm lịch.

Có nhiều truyền thuyết về vị thần ngôi miếu này, nhưng cứ theo với bài văn tế  thì đây là vị nữ thần của Chiêm Thành. Từ miền Trung trở vào, nhiều nơi thờ vị thần này (phải chăng là bà Huyền Trân công Chúa?)

Phản hồi (8)

  • Hoàng Công Quốc Huy
    Tháng Mười Hai 25th, 2010 lúc 18:17

    Theo hiểu biết của tôi, Thiên Y Ana chính là nữ thần Ponagar (hoặc Nữ thần Mẹ Xứ xở- Po InoNogar ) của người Chăm, không phải Công chúa Huyền Trân. Quý vị có thể tham khảo thêm tại đây: http://votanh.netfirms.com/thapcham1.html.

  • dang huu hung
    Tháng Một 6th, 2011 lúc 06:34

    Miếu bà chúa Ngọc.
    Gửi diễn đàn .
    Từ lâu tôi và một số anh em cùng quê hương kế môn cũng hoài nghi như anh.Huy..
    Nhưng qua giao lưu với một số tổ chức ở Huế về lịch sử nhà Nguyễn,Những cuộc
    chiến giữa Việt và Chăm..và cụ thể hơn về những bài viết lịch sử vùng đất này lại có
    liên quan với Đặng Dung,Đặng Tất ở đời Trần (thế kỷ 14&15)
    Như câu “yêu em anh cũng muốn vô-sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam giang”-Phía bên
    kia sông là một vùng rừng núi(Xã PHONG CHƯƠNG-ngày xưa gọi Truông nhà Hồ)
    giữa sông là Khút bàu ngược..Đi liền với văn hóa nhân gian thì xứ Thuận Hóa nơi nào
    cũng có đền thờ bà Huyền Trân vì nhân dân trân trọng người đã đem tấm thân ngà ngọc
    để đồi lấy giang sơn.(Huế có đền thờ Huyền Trân và nay đã nâng lên ngày vía bà thành
    lễ hội,làng Điền Lộc,Điền Hòa,Ưu Điềm,Trạch đệm,làng Mai(phong Bình)v.v..nói
    chung như việc làm ghi nhớ công đức nên ở Thừa Thiên Huế đâu cũng có miếu bà..
    Để tránh tên húy khi gọi trực tiếp nên nhân dân gọi là Miếu Bà chứ không gọi Huyền Trân.
    Và theo anh Huy thì nữ thần Ponaga.và cũng xin nói kỷ thêm một ý tưởng nữa:
    __ngày xưa chẵng lẽ đã xâm chiếm mà lại thờ tự thần cũ hay sao??
    __Khai phá Thuận Hóa trong bài nghiên cứu của một số nhà khoa học lịch sử tại Danang
    Lễ Kỷ niệm 600 năm Đặng Dung người có công khai phá một phần ở Thuận -Quảng..thì không
    một di sản nào có xây dựng của Chăm tại bắc đèo Hải vân.
    __Ngay cả vùng Thuận Hóa chỉ toàn rừng núi hiểm trở chưa được khai phá vào thế kỷ 14..
    Như vậy cũng có thể “tạm gọi là bà Chúa Ngọc tức là công chúa Huyền trân.
    Rất mong những ý tưởng phản hồi về ĐỀN THỜ BÀ CHÚA NGỌC tại KẾ MÔN.
    T/B
    Những công sức và tiền của của chị Hoàng xuân Thảo và chồng Trần Duy Mong đã tài trợ cho việc
    xây dựng lại miếu Bà chúa Ngọc làng Kế Môn là đáng trân trọng như là một tình yêu quê hương.

    *****
    Và hiện tại ở cạnh miếu Bà NGỌC cũng còn Miếu ĐÔI hiện trạng vẫn còn hoang phế cần sự đóng
    góp,tài trợ để tu sửa và xây dựng cho đúng nơi tôn nghiêm.thờ tự cho dân làng Kế Môn..Hy vọng
    sẽ sớm được phản hồi..
    danang ngày 6/1/2011
    danghuuhung

  • Đang Minh Hien (author)
    Tháng Một 8th, 2011 lúc 16:10

    Cảm ơn anh Đặng Hữu Hùng, anh Hoàng Công Quốc Huy.
    Chúng tôi rất vui vì các anh đã có những dẫn chứng đóng góp khá thú vị. Mong răng có nhiều người cùng đóng góp về tư liệu (cũng như tranh luận) để website hoàn thiện hơn.
    Minh Hiền

  • hoang xuan thao
    Tháng Một 8th, 2011 lúc 16:48

    Cảm ơn Hùng đã cho con dân làng Kế Môn biết được lịch sử của Bà Chúa Ngọc
    Nhân dịp xuân về chị chúc Hùng và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng

  • Hoàng Thanh Hải
    Tháng Năm 17th, 2011 lúc 15:32

    Thế 2 miếu đôi ở trên xóm Cùng là hai miếu gì thưa bà con!Hai miếu này thờ ai?

  • Hoang Thanh Hai
    Tháng Ba 1st, 2012 lúc 16:17

    Người dân làng kế Môn quê mình chú trọng đến Việc xây dựng các đền thờ họ tộc mà không chú trọng đến việc xây dựng các di tích văn hoá do tổ tiên để lại : các họ tộc đều xây rất lớn! bù lại Miếu Thờ Chúa bà Ngọc, văn Thánh,Miếu đô…….i, rất nhỏ và đang xuống cấp!Mong sao các miếu này được xây lớn và co khuôn viên hẳn hoi như các nhà thờ họ ,thì quê ta đẹp vô ngàn!

  • Lê tiến Công
    Tháng Tư 15th, 2012 lúc 12:32

    Miếu bà thì nhiều. Nhưng bà chúa Ngọc là sự việt hóa tín ngưỡng của người Chăm.
    Nếu Là miếu bà chúa Ngọc thì ắt không phải là Ngọc Hân.
    đề nghị xem lại cho rõ cái chỗ này.
    Còn việc “phủ nhận” tín ngưỡng cũ, là do người đời nay nghĩ chứ đời xưa không nghĩ mà kế thừa, Việt hóa nó, nhiều chỗ là thời ngay tại chỗ đó luôn.
    Có những tấm bia cũng được tận dụng lại nữa. Trường hợp tại Hội An.
    Nói chung là cần đặt đúng vị trí.
    Trân trọng cám ơn

  • Ngọc dung
    Tháng Ba 18th, 2015 lúc 19:25

    Theo ý kiến cá nhân tôi Miếu bà là miếu thờ bà chúa Ngọc Po Nagar trong tín ngưỡng của người Chăm, một vị thần chăm lo cho sự ấm no bình an mưa thuận gió hoà của muôn dân. ngày xưa công cuộc mở mang bờ cõi của người Việt về phía Nam ban đầu diễn ra trong hoà bình hoà hợp giữa 2 dân tộc. người Việt và người Chăm pa cùng nhau khai khẩn trồng trọt phát triển làng xóm nên việc người Việt kế thừa truyền thống thờ cúng của người Chăm là điều hết sức bình thương ko có gì là vô lý hết

Bình luận

get avatarWant your picture next to your comment?
Join Gravatar and upload your photo, completely free! (opens in new window)

Tên *
E-Mail *
Trang web


Tin tức khác